#SBS#OpenBIM#IFC Today…

1. OpenBIM là gì?

– OpenBIM, openBIM, “Open BIM”… là các cách gọi khác nhau, mục đích “nhấn mạnh”: BIM dựa trên các chuẩn mở, hợp tác đa nền tảng…

– BIM dựa trên các tiêu chuẩn toàn cầu (ISO), các tiêu chuẩn phổ quát (bSI’s Standards) có đủ các đặc điểm của OpenBIM.

2. IFC là gì?

IFC Today

IFC ban đầu được tạo ra với mục đích là ngôn ngữ nền tảng, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các hãng phần mềm ngành xây dựng (Autodesk, Bentley, Trimble…). Ngày nay, IFC được hỗ trợ – phát triển bởi hầu hết các các hãng, các phần mềm xây dựng phổ biến. Chuẩn IFC mới nhất (IFC4x3..) đã bao phủ hầu hết các đối tượng ngành xây dựng (Tòa nhà, hạ tầng, giao thông – cầu đường, bến cảng, sân bay…)

– IFC là một tiêu chuẩn kỹ thuật, một “lược đồ, mô hình dữ liệu” được chuẩn hóa mức ISO (ISO16739-1…). Các BIM Models lưu trữ với chuẩn IFC có thể lưu trữ dài lâu, khai thác tin cậy – dễ dàng mà không phụ thuộc vào hãng phần mềm thương mại… Là một chuẩn kỹ thuật mở, chuẩn hóa mức ISO; các bên, các tổ chức có thể xây dựng các công cụ, hệ thống khai thác dữ liệu từ IFC_BIM Models hiệu quả với sự đầu tư nguồn lực không quá lớn…(hiện tại đang có khá nhiều start-up đầu tư theo hướng này, các công cụ nền tảng open-sources, free cũng khá phổ biến…)

– “Lược đồ, mô hình dữ liệu” IFC được cụ thể, triển khai kỹ thuật bởi các hãng phần mềm với các IFC-Engines khác nhau => Hiệu năng, chất lượng khác nhau với từng hãng.

– IFC2x3, IFC4, IFC4x3…là các IFC_Standards – Tiêu chuẩn lược đồ, mô hình dữ liệu. Cách gọi tắt “định dạng files IFC2x3, IFC4…” có thể đem đến những hiểm nhầm nhất định.

– IFC có thể xuất hiện trong nhiều “định dạng files” khác nhau: xml’s based, json’s based, txt’s based, OpenUSD’s based…và cả ”NO files based”.

3. Phối hợp bộ môn, hợp tác các bên dựa trên OpenBIM-IFC

– Các phần mềm của cùng hãng, cùng hệ sinh thái thường phối hợp với nhau thuận lợi và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mỗi hãng thường không sở hữu đầy đủ các phần mềm mạnh nhất, hiệu quả nhất cho tất cả các bộ môn, lĩnh vực…

– Việc sử dụng các phần mềm từ các hãng khác nhau còn xuất phát từ yếu tố lịch sử – địa lý, thói quen, thị trường…Giữa các hãng đã từng xuất hiện các thỏa thuận “hợp tác chiến lược” như Autodesk & Bentley, Autodesk & Trimble…để chia sẻ kỹ thuật (API level) nhằm phối hợp giữa phần mềm của các hãng hiệu quả, thuận lợi hơn…Các hợp tác này có thể thấy qua các addin import/export…

– Các phần mềm của các hãng khác nhau, thậm chí trong cùng một hãng (Nemetschek’s case) phối hợp, trao đổi dữ liệu qua chuẩn dữ liệu chung IFC.

Phối hợp qua OpenBIM-IFC thường không phải phương pháp “nhanh nhất, tiện lợi nhất” nhưng nó đảm bảo “một phương pháp phối hợp được tiêu chuẩn hóa cao – mức ISO mà các phần mềm, các hệ thống có thể giao tiếp được với nhau; không giằng buộc, tránh rủi ro bởi các chính sách cấp phép – bản quyền thương mại, đề phòng rủi ro từ cấm vận kỹ thuật – công nghệ…” Đó là một trong các yếu tố chính để BIM Models trao đổi, lưu trữ, xuất bản với chuẩn IFC được yêu cầu ở nhiều nước (EU, Dubai, Singapore…)

4. Các quy định về OpenBIM-IFC, Open Standards tại một số nước trên thế giới.

Mức độ phổ biến của OpenBIM_IFC Mandate trên thế giới (cập nhật đến 2023)

– Các nước Bắc Âu tiên phong trong áp dụng OpenBIM IFC trong hoạt động xây dựng từ những năm 2007-2008…US, EU, Japan…đều đã có IFC_Mandate.

– Các quy định về phê duyệt, cấp phép xây dựng hiện tại của Dubai dựa trên chuẩn IFC4…

– Hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng của Singapore (BCA) yêu cầu các Mô hình BIM giao nộp các giai đoạn xây dựng cần tuân thủ chuẩn IFC-SG (Phiên bản bản địa, mở rộng từ IFC4 – Một dạng National IFC_MVD). BCA đã yêu cầu Model BIM chuẩn IFC-SG là bắt buộc, là căn cứ chính của quy trình phê duyệt – cấp phép xây dựng…
(https://www1.bca.gov.sg/regula…/building-control/corenet-x)

5. OpenBIM Nextdays – Tham khảo

– BIM xây dựng trên hệ thống các tiêu chuẩn nền tảng mức ISO, dẫn dắt bởi tổ chức toàn cầu https://www.buildingsmart.org/ với thành viên từ khắp nơi trên thế giới (bao gồm các hãng phần mềm AEC hàng đầu Autodesk, Bentley, Trimble…; các tổ chức – hiệp hội xây dựng các nước, từ phát triển đến đang phát triển…)

– Các hãng phần mềm AEC; cộng đồng người dùng; quản lý nhà nước; chủ đầu tư…đa số đạt được đồng thuận về vai trò, ý nghĩa của các tiêu chuẩn kỹ thuật mở Open Standards như bSDD, IFC, IDS…

– Các yêu cầu với phần mềm cụ thể, nền tảng cụ thể sẽ hiếm gặp trong áp dụng BIM; thay vào đó là các chuẩn dữ liệu mở được tiêu chuẩn hóa mức ISO… => Thuận lợi cho phát triển, áp dụng các công cụ check tự động BIM Models (hệ thống check tự động BIM Models chuẩn IFC_SG của Singapore đã đi vào hoạt động…)

– “Ý niệm” Level of information need – LOIN đề cập đến trong ISO19650 có các công cụ, tiêu chuẩn kỹ thuật hỗ trợ để đi vào thực tế hiệu quả (bSI’s IDS Standard và các IDS checker đang phát triển bởi các hãng…)

6. Kinh nghiệm của SBS với OpenBIM-IFC

SBS’s OpenBIM Workflows…

– Phối hợp với KTS, Các bộ môn đang triển khai thiết kế theo quy trình truyền thống (2D Based) để phát triển thiết kế kết cấu theo BIM.

– Phối hợp với KTS đã áp dụng BIM (ArchiCAD, Revit…) qua tiêu chuẩn OpenBIM-IFC…Thiết kế kết cấu với “Models Based” là trung tâm; bản vẽ, thống kê, tổng hợp là trực tiếp – đồng bộ với BIM Models.

– OpenBIM IFC_Models “mức cơ bản” luôn sẵn sàng là một phần của sản phẩm thiết kế bàn giao (bất kể dự án có yêu cầu BIM hay không). Các yêu cầu phát triển BIM chuyên sâu, yêu cầu về Mô hình BIM chi tiết cần thỏa thuận với từng dự án cụ thể…

—–Happy BIMming—–

#BIM#OpenBIM#OpenStandards#IFC#Vietnam in actions…

(Nguồn: “Dự thảo 08/7/2024” – Nghị định: quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Dự kiến thay thế Nghị định 15/2021)

Structural Design with #OpenBIM #IFC…

– Thiết kế kết cấu tích hợp #BIM; Dịch vụ “BIM Kết cấu”…

– Sẵn sàng với các quy trình #OpenBIM#IFC cập nhật…(IFC, IDS, BCF…)

– Kinh nghiệm với phát triển Mô hình BIM kết cấu chi tiết quy mô lớn, phức tạp…(“Full 3D Rebars” @LOD350-400)

#OpenBIM #Asia 2024

Asia đang tăng tốc, trở thành lá cờ đầu trong ứng dụng – phát triển #OpenBIM

https://www.buildingsmart.org/international-council-and-chapter-conference-asia-summit-2024

Chứng chỉ #buildingSMART #OpenBIM: Entry Level…

#SBS có hơn 10 năm kinh nghiệm áp dụng quy trình, kỹ thuật #OpenBIM #IFC vào công việc thực tế tại Việt Nam…

#BIM: Why’s #LOD400 Matters?

Một bài phân tích chuyên sâu, đa chiều về BIM LOD400 trong hoạt động xây dựng (Thiết kế kế, chế tạo, thi công, vận hành…).

Bài báo đăng trên tạp chí “Thế giới người dùng Autodesk”- AugiWorld tháng 3-2024.

Source:

https://www.augi.com/augiworld/issue/march-2024

#OpenBIM #Rebars 2024: Current Technology & Capacity…

Phần cứng, phần mềm ngày nay hoàn toàn triển khai hiệu quả, tối ưu “Mô hình BIM chi tiết mức độ chế tạo, quy mô rất lớn”

#Singapore#CorenetX: Code of Practice – Bản dịch Tiếng Việt…

Sau một thời gian xem xét, tìm hiểu; nhận thấy “Quy tắc thực hành #BIM” hiện tại của hàng xóm Singapore có tính thực hành, giá trị tham khảo cao. Hệ thống CorenetX phát triển, cập nhật theo những tiêu chuẩn, xu hướng phổ quát hiện nay, như #OpenBIM #IFC4x, Open Standards…SBS mạn phép thực hiện “Dịch quy tắc thực hành #BIM trên sang tiếng Việt tự động bởi Google”. Việc dịch là hoàn toàn tự động nên xin phép không bàn luận về “chất lượng dịch”…

—–Happy BIMming—–

Link download Bản gốc và Bản dịch Tiếng Việt:

https://drive.google.com/drive/folders/1JhxJDw8VRHAYFmg0WRuQboDHCqv38dPe?usp=sharing

Link thông tin về CorenetX:

https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x

Two Version of LOD Spec…

Hiện tại đang phổ biến đồng thời 2 phiên bản “Chỉ dẫn kỹ thuật về mức độ phát triển của Mô hình BIM” – LOD Specification => dẫn đến sự bối rối của không ít người. SBS đưa ra một số lưu ý về 2 version #LOD Spec dưới đây.

1. Phiên bản đầu tiên – “bản gốc” là sản phẩm của https://bimforum.org/ , tổ chức tập hợp các nhà thầu xây dựng tên tuổi của #USA. LOD Spec phát hành với mục đích làm cụ thể, thuận lợi trong thực hành “phác thảo LOD của #AIA“. BIMForum.org cũng đã có thông tin chính thức về sự không liên quan đến tổ chức phát hành “phiên bản LOD Spec thứ 2”.

2. Phiên bản thứ 2: Phát hành muộn hơn, bởi tổ chức “BIMForum Global” – http://bimforum.global/LOD/ và có nhiều nội dung “tham khảo” từ phiên bản 1.

3. Về mặt hình thức, nội dung thì 2 phiên bản là “tương tự nhau”; tuy nhiên cần làm rõ phiên bản cụ thể tham chiếu trong các hợp đồng, công việc có áp dụng, tham khảo LOD Specification.

—–Happy BIMming—–

SBS2024: Thiết kế kết cấu với #BIM tích hợp…

Tools nhà trồng phục vụ phát triển mô hình BIM chi tiết cốt thép…

#Trimble’s #OpenBIM: Sơ lược các phần mềm – giải pháp của Trimble trong mảng xây dựng – hạ tầng…

Trimble là một ông lớn về công nghệ – kỹ thuật của Mỹ, lĩnh vực hoạt động trải rộng từ nông nghiệp, khai mỏ, hạ tầng – xây dựng tới cả bản đồ, vệ tinh…Bài viết này chỉ tập trung giới thiệu mảng AEC (kiến trúc – xây dựng) của hãng.

1. Họ sản phẩm #Tekla: Tekla Structures, Tekla Structural Design, Tekla TEDDS, Tekla PowerFab…

Tekla ban đầu là một hãng của Phần Lan, rất nổi tiếng với những người làm trong mảng kỹ thuật xây dựng với phần mềm xSteel sau phát triển thành “Tekla Structures”. Các phần mềm Structural Design, TEDDS là sản phẩm được Tekla mua lại khoảng 10 năm trước và tích hợp vào “Hệ sinh thái Tekla”.

– Tekla Structures(TS): Cái tên sáng nhất trong hệ sinh thái, là nền tảng “BIM Kết cấu” hàng đầu thế giới hiện nay. TS phù hợp với hầu hết các loại hình kết cấu như Dân dụng – công nghiệp, Hạ tầng – Cầu đường; Dầu khí… TS có thể phát triển các Models #BIM rất lớn, độ chi tiết tới “Model chế tạo, xây dựng” – #Constructible Models…

– Tekla #Structural Design, Tekla #TEDDS là các phần mềm mô hình phân tích – tính toán kết cấu, tạo lập thuyết minh – bảng tính kết cấu…

– Tekla #PowerFab là phần mềm quản lý thông tin chế tạo từ #BIM Model…dùng chủ yếu với chi tiết, quản lý chế tạo – sản xuất kết cấu thép.

2. Trimble #SketchUp: “SketchUp” – Cái tên rất quen thuộc với nhiều Kiến trúc sư; là sản phẩm được Trimble mua lại và phát triển với định hướng phục vụ Thiết kế kiến trúc. SketchUp hiện tại được tích hợp thêm nhiều tính năng đáng chú ý: Tích hợp #BIM, mô phỏng – phân tích năng lượng giai đoạn concept…

3. Trimble #Connect: Là phát triển tiếp theo của Tekla #BIMsight (đã dừng phán triển); là nền tảng #OpenCDE mạnh mẽ, hỗ trợ các chuẩn #IFC mới nhất, các Models quy mô rất lớn – chi tiết cao…

4. Mảng hạ tầng, giao thông Trimble có những cái tên đang chú ý như: #Novapoint, #Quadri

5. Một số hình ảnh minh họa:

#OpenBIM #IFC4x3: ISO16739-2024

Chuẩn dữ liệu nền tảng của #BIM#IFC4x3 – với các mở rộng về hạ tầng, cầu đường… đã chính thức đạt mức #ISO

https://www.buildingsmart.org/ifc-4-3-approved-as-a-final-standard/

(SBS)Tóm lược – rút gọn NBIMS-US™ V4

Như đã biết “BIM Mỹ V4” mới được “xuất bản” dạng “soft launch”- nhiều nội dung đang tiếp tục được hoàn thiện, bổ xung…

Post này gạch đầu dòng một số nội dung chính của V4 theo chủ quan của tác giả:

– NBIMS V4 được xây dựng trên cơ sở xem xét, tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về BIM (Từ ISO, buildingSMART) và các Tài liệu, chỉ dẫn thực hành “bản địa”(AIA, BIMForum LOD Spec…).

– NBIMS V4 tích hợp sâu “đặc sản Mỹ” là #COBie V3 với Chuẩn trao đổi, lưu trữ dữ liệu #BIM phổ quát toàn cầu #buildingSMART ISO #IFC.

– NBIMS V4 có tham khảo ISO19650 nhưng đã được “Mỹ hóa”…(xem hình minh họa).

– NBIMS V4 hiện chia làm 4 modules: Project BIM Requirements (PBR); Project BIM Execution Plan (BEP); BIM Use Definition (BUD); Construction to Operations Building information exchange (COBie)

(Tiếp tục bổ xung, cập nhật)

…..

https://www.nibs.org/nbims

BIMForum: LOD Specification 2023 (Draft)…

SBS’s Review:

– BIMForum được khởi xướng, tập hợp bởi các nhà thầu xây dựng tên tuổi USA; có sự liên hệ, hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp như AIA, ACI, AISC…BIMForum giờ là một phần của buildingSMART-USA.

– BIMForum’s LOD Spec là chi tiết, cụ thể “phác thảo LOD Framework” ban đầu của AIA => giúp việc áp dụng thực tế được rõ ràng, tường minh…

– LOD Spec 2023 đánh dấu 10 năm ra đời, bổ xung cập nhật hàng năm của “chỉ dẫn kỹ thuật BIMForum’s LOD” này.

Phiên bản 2023 bổ xung mức LOD500 căn cứ theo yêu cầu, phản hổi của nhiều bên (LOD500: As actual Models)

– Phiên bản 2023 mở rộng thêm các đối tượng thuộc: Hạ tầng, cảnh quan…ngoài nhà.

– BIMForum’s LOD Spec đại diện cho “cách thực hành BIM kiểu USA”.

– BIMForum’s LOD Spec sẽ tiếp tục là tài liệu, chỉ dẫn kỹ thuật giá trị trong thực hành #BIM. Có thể phát triển song hành, hiệu quả cũng những khái niệm hiện đại như “Level of information need”, Information Delivery Specification (#IDS).

—–Happy BIMming—– 🍻

#OpenBIM: #Speckle – Tech highlight 2023

Các phương pháp trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm AEC phổ biến.

1. Giữa các phền mềm trong cùng hệ sinh thái, cùng hãng: Cùng lưu trữ, khai thác định dạng, cấu trúc dữ liệu chung…=>Các bên cần dùng cùng hệ sinh thái.

2. Thông qua các Addin khai thác OpenAPI để kết nối 2 hay nhiều phần mềm AEC khác nhau (có thể khác hãng, hệ sinh thái). => Phụ thuộc Addin của các hãng, bên thứ 3…

3. Thông qua chuẩn công nghiệp chung #ISO#IFC. Cách này không phải nhanh nhất, dễ nhất nhưng được “bảo hiểm an toàn” từ tổ chức toàn cầu buildingSMART.org, “con đường tiêu chuẩn” – ISO_WAY… => Được yêu cầu trong quy chuẩn #BIM nhiều nước.

4. Từ lâu, mong muốn về một hệ thống, phương thức trao đổi dữ liệu nhanh chóng, thuận lợi giữa các phần mềm AEC luôn thôi thúc cộng đồng kỹ thuật – công nghệ…Dựa trên triết lý “Industry Foundation Classes” – #IFC cộng đồng #AEC & #IT đang phát triển các nền tảng giao tiếp chung giữa các phần mềm AEC phổ biến, trong đó #Speckle là cái tên nổi bật trong năm 2023 (Nền tảng này đã được phát triển từ vài năm trước) => Đây là công cụ trung gian hữu ích giúp phối hợp, chia sẻ giữa các phần mềm AEC với nhau. Lưu ý, đây là dự án cộng đồng – mã nguồn mở nên có thể có những rủi ro về tính bảo mật thông tin, ổn định lâu dài…

https://speckle.systems/

#OpenBIM #CorenetX: BIM Data Representation (IFC-SG) and Modelling Good Practice (Structural).

CorenetX – Code of Practice (COP) là tài liệu mới, có độ chi tiết và tính thực hành cao (374 trang), post này #SBS đề cập đến các chỉ dẫn về Mô hình kết cấu (các dữ liệu mô hình, yêu cầu của Mô hình chi tiết) – mọi người có thể tham khảo.

– COP khuyến cáo BIM Model đơn lưu trữ với chuẩn IFC4 (IFC-SG) không lên vượt quá 800MB => Hoàn toàn có thể phát triển Model đơn nhất rất lớn, LOD cao hay các Model tích hợp nhiều bộ môn mà không vượt quá giới hạn này.

– Các thông số thiết kế về kết cấu (điều kiện biên, mác vật liệu, số lượng cốt thép, khả năng chịu tải – với 1 số loại cấu kiện…) yêu cầu phải tích hợp vào “tất cả các cấu kiện kết cấu” trong Model.

– Yêu cầu về Model: Tất cả các cấu kiện thông thường đều phải thực hiện đầy đủ “Mô hình chi tiết” tại bước cấp phép xây dựng. “Model Full Rebars” là tự nhiên, thông dụng…Một số cấu kiện đặc biệt, phức tạp (mà việc thực hiện Mô hình chi tiết còn khó tại giai đoạn hiện tại) có thể tham đính kèm “2D Detail” vào cấu kiện trong Model.

– Một số quy tắc về định hướng cấu kiện, mô hình dầm liên tục (phải tạo thành từ các đoạn: gối – gối…)

– COP bao gồm chỉ dẫn thực hành về mô hình, các tham số cần thiết cho hầu hết các thành phần của các bộ môn Kiến trúc, Kết cấu, MEP… (xem chi tiết trong tài liệu).

– COP dễ dàng download miễn phí tại website của Singapore BCA…

—–Happy BIMming—–

#OpenBIM #IFC4 Today: What’s “single Model” size limit?

Các lưu ý về giới hạn, phân chia các Block BIM Models

Ngày nay, phần cứng – phần mềm, các chuẩn ISO-IFC được yêu cầu rộng rãi trong trao đổi, lưu trữ #BIM Models; các “kinh nghiệm lâu năm” như “mỗi file model không lên vượt quá 200 MB, RAM thì 25xModelSize…” đã trở lên lạc hậu, và hạn hẹp trong một số phần mềm nhất định. Vậy BIM Models nên phân chia thế nào?

1. Model BIM đơn nhất, tích hợp đầy đủ các bộ môn không phải là “điều cấm” nếu việc quản lý – phối hợp; phát triển qua các giai đoạn của dự án đãm bảo thuận lợi…(điều này phụ thuộc vào nền tảng phần mềm BIM áp dụng, môi trường phối hợp của dự án cụ thể…)

2. Thông thường, “Model tổng hợp” được ghép từ 3 “Model lớn”: Kiến trúc + Kết cấu + MEP.

3. Với “BIM Kết cấu”, theo kinh nghiệm của tác giả lên ưu tiên đảm bảo “Model lớn bao gồm từ Móng tới mái” với một số lý do sau:

– Kết cấu công trình thực tế ứng xử như một chỉnh thể toàn diện Móng – Mái. Các mô hình tính kết cấu tổng thể cũng mô phỏng từ Móng – Mái.

– Việc phân chia công việc từ “Model lớn” trong nhóm dự án là các kỹ thuật nội bộ; việc tách thành “Khối đế” + “Khối tháp”… phục vụ phân tách gói thầu là công tác “xuất bản” => việc “chia tách” không lên phá vỡ tính nhất quán của “Model lớn”.

– Như kiểm nghiệm thực tế (và tham khảo khuyến cáo của CorenetX) thì “Single Model” cỡ hơn 400.000m2 sàn lưu trữ với #IFC4 vẫn “mượt mà”. Do vậy, theo tác giả ưu tiên đảm bảo mỗi Model Kết cấu thành phần là một chỉnh thể bao gồm từ “Móng đến Mái”.

#BIM #OpenBIM: Singapore #CorenetX – Code of Practice (1st Editor)…

Hàng xóm Sing mới phát hành “Hướng dẫn thực hành, áp dụng BIM” nền tảng CorenetX tháng 9-2023 với các điểm nổi bật sau.

– Tính bắt buộc của Quản lý nhà nước (BCA – Sing) với chuẩn dữ liệu mở, ISO #IFC.

– Sing đã đã có một số điểu chỉnh, bổ xung từ #IFC4 để có phiên bản #IFC-SG…

– Cung cấp các chỉ dẫn kỹ thuật, thực hành để xuất bản #IFC-SG đúng chuẩn từ các nền tảng #BIM phổ biến (#Revit#ArchiCAD#Tekla…)

– Phát triển, cung cấp một số công cụ (Addin, Web-Apps…) phục vụ quản lý, check kiểm #IFC Models…

– Cung cấp tầm nhìn, lộ trình về “3 cổng check kiểm, Model BIM tích hợp…” của quản lý nhà nước(BCA) trong tương lai.

Notes: Tài liệu là các hướng dẫn từ phía quản lý nhà nước(BCA) về quy trình, thủ tục phê duyệt – cấp phép của nền tảng CorenetX, đây có thể xem là một phần của “áp dụng BIM”. Các “áp dụng BIM khác” như tối ưu, nâng cao năng suất, tự động hóa…không đề cập trong tài liệu này.

—–Happy BIMming—–

https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x

(#SBS #OpenBIM)Thiết kế kết cấu với #BIM tích hợp – Khối lượng chi tiết, trực tiếp từ #IFC Models…

Các #IFC Models được chúng tôi chia sẻ trên nền tảng #OpenCDE mạnh mẽ, linh hoạt, giúp:

– Khách hàng, đối tác review thuận lợi, dễ dàng BIM Models từ trình duyệt web, smartphone…

– Khách hàng, đối tác có thể dễ dàng tự tạo báo cáo, tổng hợp khối lượng linh hoạt theo nhu cầu của mình. Báo cáo, tổng hợp dễ dàng kết xuất sang Excel và lưu trữ cục bộ về máy khách hàng…

—–Happy BIMming—– 🤝

(SBS)LOD300 and LOD350-400…

Phân tích, so sánh, ví dụ áp dụng LOD300 và LOD350-400 — Video có thuyết minh.

BIM STANDARDS

(Sơ lược một số tiêu chuẩn BIM phổ biến – trước ISO19650…)

Development of an agreed set of industry standards is the cornerstone of through-life interoperability from the initial planning to the operation phase (Sabol, 2018; Kiviniemi and Codinhoto, 2014; Hallberg and Tarandi, 2011). The most widely-used standards in this area have been developed and maintained by the non-profit international organization buildingSMART. A number of such standards developed by buildingSMART i.e. IFC, IDM, bSDD, BCF as well as some other international and Swedish standards have been briefly introduced in this chapter as contextual information for the included papers.

5.1.1 Industry Foundation Classes (#IFC)

The first version of the IFC standard (ISO 16739) was released in 1998 by buildingSMART (then the International Alliance for Interoperability, IAI) (buildingSMART, 2016). The constituent components of IFC namely data types, entities, attributes, supertypes, subtypes, and algorithmic constraints have been derived from the EXPRESS data modelling language (ISO, 2004). IFC standard is based on the STEP standard and its exchange formats STEP physical file format (ISO, 2008). The more recent versions of IFC included further content and syntax features such as the IFCXML specification. The latest version of IFC, IFC4, also embraces infrastructural entities and other components of the built environment. IFC serves as the vendor-neutral data model for exchange of building information among software and firms. It is now widely implemented as an essential component of building information hand-over specifications around the globe and is incorporated in many national and firm-specific BIM guidelines.

5.1.2 Information Delivery Manual (#IDM)

IDM is an international standard (ISO 29481-1:2010 – Part 1) that defines a methodology for documenting processes for exchange of facility and construction information. IDMs also specify the types of information that each actor should provide so that software-based information exchange scenarios could be executed successfully and the loss of data upon the transferring and interpretation processes is minimized. IDMs need to be developed together with the required provisions for software development and are crucial to interoperability (buildingSMART, 2014a).

5.1.3 Model View Definition (#MVD)

MVD specifications define application- or actor-specific subsets of the IFC schema (buildingSMART, 2014a). Examples of the different use-cases that require allocated IDMs are different types of analyses namely environmental, energy, evacuation, safety, fire, acoustic, accessibility, constructability and indoors climate analyses as well as quantity take-off, cost calculation and scheduling. The Coordination View was the first MVD developed by buildingSMART for common exchange purposes.

5.1.4 BuildingSMART Data Dictionary (#bSDD)

bSDD, initially called the International Framework for Dictionaries (IFD) is intended for interlinking the broad variety of ontologies and vocabularies used for describing components of the built environment and their properties across different countries, sectors, lifecycle phases and corporations (buildingSMART, 2014b). bSDD and IFC rely on the Global Unique Identifiers (GUID) that are randomly created by BIM software and unanimously maintained and used by all actors during the entire lifecycle of the building components. In the recent years the need for an integrated approach to building and product information management has urged linking GUIDs to such product-specific indexing systems as Global Trade Item Number (GTIN)10.

5.1.5 BIM Collaboration Format (#BCF)

BCF is an alternative information transfer format for minor information transactions among actors often during the design phase. By dismissing the need for tedious importing and exporting of bulky BIM models, BCF enhances cross-disciplinary model coordination. BCF is an open XML file format.

The BCF file format facilitates visual tracing of issues and change requests through object-oriented

building models during the design phase and also verification and validation processes. BCF import and export functionalities have now been incorporated in the majority of the common BIM software applications (buildingSMART, 2014c).

5.1.6 Construction Operation Building information exchange(#COBie)

COBie is a widely-used MVD for facility management information handover. COBie was developed in 2007 by the U.S. Army Corps of Engineers. A COBie deliverable consists of the building information

that is crucial to facility management. COBie documentation is initially compiled during the briefing phase through capturing the information sourced from the project program, spatial and functional requirements, room data sheets and other specification documents. During the architectural design phase, tabulated information about rooms, doors, windows, lighting fixtures and HVAC equipment are added to COBie documentation. Later on, the COBie documentation is complemented with information about the installed components such as manufacturer, maintenance instructions and guarantee information (East and Carrasquillo- angual, 2012). A COBie handover could be delivered in different formats e.g. IFC, IFCXML or Excel spreadsheets. The latter is often considered to be the most convenient alternative for FM actors who are often not familiar with complicated BIM file formats. A COBie spreadsheet is composed of a number of predefined tabs namely Space, Zone, Type, Spare, Resourc, Document and Attribute. COBie is based on the U.S. classification system OmniClass(Teicholz, 2013b).

In 2011, COBie was adopted as part of the U.S. National BIM Standard (NBIMS-US). In 2014, it was also included in the British standards (BS 1192-4:2014). During the last decades, buildingSMART alliance11 has undertaken a series of experiments for testing the COBie exchange functions devised in a number of BIM software programs and developed a set of guidelines and tools for implementing COBie. COBie serves well as an index encompassing the most common types of the building information

required in FM (Aldaham et al., 2013). The specific requirements and needs of real-world projects and FM organizations compels, however, developing customized setups for transferring building

information from construction to FM (Lewis, 2013). Another issue with implementing COBie is the differences among national construction classification systems. Such differences are often also

mirrored in the regulatory requirements of different countries. Implementing COBie in a construction project in Sweden where the national BSAB classification system was used, for instance, failed to

retrieve the required information from the project’s BIM handover documentations (Parsanezhad, Tarandi, and Falk, 2016).

The contents of a COBie documentation are sourced from a large number of different actors involved in a construction project sometimes working in parallel. In case spreadsheets are used as the main information transfer format, meticulous routines need to be developed for checking out, checking in and version management of the COBie files themselves. Moreover, much of the information required according to COBie specifications are often provided in formats that could not be easily translated into the COBie structure and require huge amounts of manual work. Examples are product datasheets, Environmental Product Declarations (EPDs), guarantee documents and maintenance manuals. Artificial Intelligence (AI) technologies could help solving this issue.

5.1.7 #Uniformat, #MasterFormat, #OmniClass and #Uniclass

There is no globally accepted classification system for building components and processes. In the U.S., OmniClass Construction Specifications (OCCS) is the most widely-used classification schema.

OmniClass is developed by the OCCS Development Committee and consists of 15 interrelated tables. It draws from a number of minor domain-specific systems i.e. UniFormat (for building components),

MasterFormat (for work results) and Electronic Product Information Cooperation (EPIC) (OCCS, 2013). In the U.K., Uniclass12 is used instead.

5.1.8 #CoClass

CoClass13 is the latest Swedish construction classification system which is developed by Svensk Byggtjänst14 – a company owned by 32 Swedish construction and FM organizations. CoClass is intended as a modern replacement for such earlier systems as BSAB15 for design and construction and Aff codes16 for FM. The expected advantage of CoClass over earlier systems is its focus on digital

communication of information, embracing all disciplinary actors, the entire built environment and all lifecycle phases, relying on international standards and focus on functionality.

—–Source: The Internet —–

(BIMForum) LOD Spec update?

Các mức độ phát triển #BIM LOD100, 200, 300, 350, 400… còn phù hợp với “Thực hành #BIM” hay không? Đây là thắc mắc của không ít người; ở đây tác giả đưa ra một số phân tích dựa trên thông tin thực tế như sau:
1. ISO19650 series đưa ra khái niệm “level of information need”, tuy nhiên đây là khái niệm hết sức tổng quát. Để hiện thực LOIN cần các tiêu chuẩn, giải pháp kỹ thuật cụ thể…Hiện tại, buildingSMART.org đã hoàn thiện tiêu chuẩn #IDS (Information Delivery Specification) và đã được tích hợp vào #CDE, các công cụ đánh giá chất lượng #BIM Models của một số đơn vị tiên phong.
2. Các nền tảng CDE đa năng như plannerly hiện hỗ trợ đồng thời, đa dạng cả BIMForum-LOD, OpenBIM-IDS…
3. National BIM Standard-United States® V4 (Tiêu chuẩn BIM Mỹ) đang cập nhật vẫn đảm bảo tính tương thích với BIMForum_LOD. Lưu ý: BIMForum nền tảng là tập hợp các nhà thầu lớn tại Mỹ.
4. Bản thân BIMForum cũng đang có kế hoạch biên soạn, cập nhật – làm mới LOD Spec theo hướng linh hoạt, tương thích rộng hơn với hệ thống tiêu chuẩn chung.
5. Các nơi ứng dụng #OpenBIM mạnh mẽ như China, Hong Kong… đã cụ thể hóa khái niệm “Level of Information Need” với #IDS và các công cụ kỹ thuật tự phát triển…
—Kết luận chủ quan—
– BIMForum LOD Spec hiện vẫn có tính thực hành, tham khảo cao…Thời gian tới có thể có những cập nhật, điều chỉnh để linh hoạt trong áp dụng, tương thích tốt với các tiêu chuẩn chung…
#OpenBIM #IDS là một hướng tiếp cận mới: Đảm bảo tính linh hoạt – tự động hóa cao, phát triển từ các tiêu chuẩn nền tảng của buildingSMART, phù hợp để hiện thực khái niệm “Level of Information Need” của ISO19650, đã có những đơn vị tiên phong triển khai vào thực tế…
—–Happy BIMming 🍻—–

#USA#BIM Standard 2023 Update….

  1. Áp dụng các Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) các nội dung kỹ thuật… (Các ISO từ buildingSMART.org)
  2. Cập nhật, nâng cấp các tiêu chuẩn địa phương (quốc gia) để phù hợp, tuơng thích với các tiêu chuẩn quốc tế; phù hợp với tiến bộ về công nghệ…
  3. Các tiêu chuẩn ISO thuộc về “vùng xám” được áp dụng, tham khảo một cách chọn lọc…
  4. Đặc sản COBie Standard lên Version 3, tích hợp #IFC4.x => Tính kỹ thuật, thực hành cao; thuận lợi cho việc chuyển tiếp #BIM từ Thiết kế, thi công sang Quản lý, vận hành…
    https://www.nationalbimstandard.org/about

Patrick MacLeamy – “Chủ tịch openBIM”…

Patrick MacLeamy – với lược đồ nổi tiếng, được trích dẫn trong các tài liệu kinh điển về #BIM, giữ chức chủ tịch buildingSMART.org trong 19 năm, mới nghỉ hưu…

Một số thành tựu nổi bật ông đạt được trong thời gian làm chủ tịch bSI:

– Cụ thể hóa khái niệm openBIM với hệ thống tài liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật…

– Đưa tiêu chuẩn nền tảng #IFC thành chuẩn quốc tế (#ISO); được đón nhận rộng rãi cả ở khía cạnh kỹ thuật (các hãng phần mềm) lẫn khía cạnh quản lý nhà nước (đã có nhiều chính phủ yêu cầu bắt buộc chuyển giao, lưu trữ thông tin mô hình #BIM với #IFC).

– Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ của bSI: cấp chứng chỉ cho các hãng phần mềm, chuyên gia…

– Mở rộng, hợp tác sâu sắc với các tổ chức chuẩn hóa khác (#ISO, #CEN…)

– Mở rộng mạng lưới bSI ra nhiều nước đang phát triển (Brazil, India…)

– Mở rộng phạm vi bao phủ của bSI ra ngoài phạm vi “Building” sang hạ tầng, cầu đường…

Thank you, Patrick.

https://www.buildingsmart.org/buildingsmart-international-announces-retirement-of-patrick-macleamy-and-appoints-ian-howell-as-new-chairman/

SBS: Cubicost BIM5D Review

#OpenBIM#Cubicost#BIM5D: TAS C-V quick look:

1. Hỗ trợ tốt #OpenBIM#IFC => Đọc tốt Models thiết kế (ko bao gồm Model chi tiết cốt thép).

2. Đọc được các thông tin của CAST_UNIT từ IFC Models Thiết kế như khối lượng cốt thép trong cấu kiện => không cần phải thực hiện mô hình cốt thép trong phần mềm QS để thống kê được khối lượng thép…

3. Hiệu suất xử lý IFC tốt; hiện mới hỗ trợ IFC2x3…

—Một số nhận xét ban đầu

Mô hình #BIM thiết kế chi tiết, chất lượng mô hình BIM là rất quan trọng để các quá trình tự động hóa đảm bảo trơn tru, tin cậy…🤓

—(SBS)Quảng cáo —

Strucbimsol.vn với quy trình “Thiết kế kết cấu tích hợp BIM” đảm bảo Models BIM Kết cấu chi tiết, phân loại rõ ràng, đầy đủ thông tin; lữu trữ với định dạng mở #IFC – tuân thủ “ISO BIM”, tham khảo quy chuẩn xây dựng các nước phát triển… => Đảm bảo Models BIM thiết kế được chuyển tiếp nhanh chóng, khai thác thuận lợi trong phần mềm TAS C-V… 🤝

https://www.glodon.com/en/products/tas-%26-trb-1


#BIM: #Cubicost#BIM5D TAS, TRB with “Design 3D Rebars Models” review…

1. TAS chỉ nhận diện đối tượng 3D Rebars (Models từ Revit, Tekla…) như “custom point” và thường không đúng về hình học => không lấy được khối lượng từ 3D Rebars Model của thiết kế. Một số phần mềm như Tekla Structures khối lượng cốt thép có thể tổng hợp và ghi vào như 1 thuộc tính của cấu kiện => TAS có thể đọc tốt thông số này…(như review trước)

2. TRB chưa thấy có tính năng import, đọc thông tin từ Model Rebars của thiết kế. Hiện chỉ có tính năng tạo dựng Rebars Models từ các thông tin thiết lập theo bản vẽ thiết kế 2D, Rules book của phần mềm… => Khối lượng Rebars chi tiết từ QS cần đối chứng với tổng hợp, thống kê khối lượng từ Models thiết kế, tránh những chênh lệch – khác biệt lớn…

—Đề xuất, kiến nghị —

* Nâng cấp khả năng import #IFC lên chuẩn #IFC4x – ISO16739 (Từ IFC4 mới hỗ trợ tích hợp các thông tin FM, hiện đã phổ biến trong các phần mềm thiết kế…)

* BIM Thiết kế hiện tại đã rất phát triển, và thường tích hợp trực tiếp cùng quá trình phát triển thiết kế; các mô hình chi tiết với đầy đủ cốt thép, bulong, bản mã, đường hàn…ngày càng phổ biến => Các phần mềm BIM QS nên có khả năng khai thác, xử lý chuyển tiếp các mô hình chi tiết từ thiết kế – giúp đảm bảo tính liền mạnh, đồng bộ…

* Cung cấp khả năng quản lý, nhóm cấu kiện theo CAST_UNITS, ASSEMBLIES…Cấu trúc quản lý này phổ biến trong thiết kế và cũng được quy định trong “ISO IFC”…

—–Happy BIMming—–

#OPENBIM #IFC become “ISO BIM”

1. #OpenBIM#IFC đã, đang được sử dụng rộng rãi; được hỗ trợ bởi hầu hết các nền tảng ứng dụng hệ AEC…

2. #IFC Standards được yêu cầu trong quy chuẩn xây dựng, mandates bởi chính phủ nhiều nước – từ những nước phát triển (UK, Japan, USA, S-Korea…) tới những nước đang phát triển (Chile, India, Brazil…). Hệ thống Quản lý nhà nước về xây dựng CORENET X tới đây của Singapore cũng: Yêu cầu các Models BIM upload nên hệ thống phải là định dạng #IFC

3. Tổ chức toàn cầu #buildingSMART xây dựng hệ thống #OpenBIM với hầu hết tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan, các tiêu chuẩn nền tảng được soát xét, nâng cấp định kỳ và là tiêu chuẩn mức ISO…(ISO16739(IFC); ISO12006…)

4. ISO19650 series với trọng tâm về quy trình, phương thức quản lý thông tin với #BIM đều tham chiếu đến các khái niệm, đối tượng của hệ thống #OpenBIM như #IFC; #IDS, #IDM, #BCF

5. Dữ liệu #BIM bàn giao phục vụ Lưu trữ, Quản lý vận hành…yêu cầu phải là “Dữ liệu mở”… (ISO19650-4:2022)

———————

Một số links tham khảo:

https://www.buildingsmart.org/
https://user.buildingsmart.org/knowledge-base/openbim-workflows-explained/
https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x

(SBS)Structural Design with #BIM: Ready for #Fabricate…

Thiết kế kết cấu tích hợp BIM, sẵn sàng với công tác gia công cơ giới – chế tạo tự động…

(SBS-Talks) OpenBIM IFC: Điểm tin, chia sẻ…

Links tham khảo:

https://www.buildingsmart.org/buildingsmart-international-standards-summit-rome-italy-27-30-march-2023/

https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x/industry-training

#OpenBIM #IFC: Một số chia sẻ kỹ thuật

OpenBIM-IFC hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm, SBS chia sẻ một số nội dung kỹ thuật chủ yếu về IFC Standards tới những bạn quan tâm.

– IFC Standard là tiêu chuẩn cốt lõi của OpenBIM, được phát triển – cập nhật bởi buildingSMART.org. Phiên bản hiện tại là ISO16739-1:2018, các cập nhật – mở rộng của IFC4x3 sẽ “chính thức” có trong ISO16739-1:2023.

– Có sự khác biệt lớn về phạm vi, schema, cách thức “mô tả đối tượng”…giữa IFC2x3 và IFC4. Các framework, thư viện, software với sự đầu tư, ưu tiên “IFC Standards” mức “trung bình” hiện đang dừng ở IFC2x3. Hiện tại, chỉ các hãng, nền tảng có mức độ ưu tiên cao về IFC mới tương thích, hỗ trợ IFC4, IFC4x3…

– IFC2x3 hiện không phù hợp để tích hợp sâu, đầy đủ vào #BIM (thiếu các đối tượng như Zone, Space, Geo_Site…) => cần nâng cấp lên IFC4.

– IFC là chuẩn kỹ thuật chung (Open Standard), tuy nhiên tính “đúng đắn – hợp lý” của IFC Models phụ thuộc nhiều vào: Chất lượng BIM Models – những người tạo lập Models; nền tảng (phần mềm) tạo lập BIM Models; Mức độ hỗ trợ, tương thích IFC của phần mềm tạo lập BIM Models, quy trình xuất files IFC… Do đó IFC Models có thể có những thể hiện, nội dung “kỳ lạ” khi review => Vấn đề có thể ở khả năng của viewer, cũng có thể từ bản thân “chất lượng IFC Models”…Cần dùng thêm vài IFC Viewer khác nhau để đối chứng.

– Một số link phục vụ tra cứu thêm về kỹ thuật IFC

https://standards.buildingsmart.org/…/IFC2x3/TC1/HTML/
https://ifc43-docs.standards.buildingsmart.org/

—–Happy OpenBIM 🤝—–

(SBS) Structural BIM Solutions: Revit – Advance Steel…

(Quy trình này có thể áp dụng từ Concept tới Workshop Drawings, CNC Export…)
Gần đây một số khách hàng quan tâm đến món “Advance Steel”; quy trình Revit – Adv Steel…

=> Refresh lại thông tin cho những người quan tâm. (SBS có nhận những dự án “phù hợp” yêu cầu Advance Steel)

#ISO19650 đủ để triển khai #BIM?

(Chủ đề tạo nhiều tranh luận, khiến nhiều “chuyên gia” lúng túng => #BingAI có câu trả lời ngắn gọn, súc tích, có dẫn chứng trong 10 giây)

SBS’s comment: So sánh với 1 đồ án thiết kế, ISO19650 là “một concept đủ tốt, đủ tổng quát” để nhiều bên chấp nhận, hứng thú áp dụng, triển khai tiếp theo. Nhưng để hiện thực hóa “Concept 19650” cần các phụ lục quốc gia, các tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết…Lúc này cần tham chiếu tới các ISO, các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, như từ buildingSMART.

https://www.buildingsmart.org/

—–Happy BIMming —–

#OpenBIM #IFC: Time to go #IFC4…

– IFC4x3 là sự phát triển tiếp theo từ IFC2x3, bao quát từ nhà cửa tới hạ tầng, cầu đường, bến cảng, sân bay…

– IFC4x3 có đầy đủ các đối tượng phục vụ quản lý vận hành (BIM-FM), phối hợp không gian lớn như Zone, Space, Site, Geo_location… COBie được tích hợp đầy đủ trong IFC4 trở lên.

– IFC4 trở lên thay đổi cách thức mô tả, xử lý đối tượng hình học (hầu hết các đối tượng đều có mô tả toán học; không còn sử dụng mesh…) => Hiệu quả hình ảnh tốt hơn, dung lượng file giảm còn khoảng 20-25% so với IFC2x3.

– IFC4x3 Standards sắp sửa trở thành ISO…

https://ifc43-docs.standards.buildingsmart.org/

– Video minh họa: 10 Models của công trình 20 tầng (tổng khoảng 250000 m2 sàn) với đầy đủ cốt thép 3D có thể “playable” trên 1 smartphone tầm trung…👍

—–Happy OpenBIM—–

OpenBIM: Các tiêu chuẩn nền tảng

#IFC: Là sự chuẩn hóa, mô tả kỹ thuật số các đối tượng trong hoạt động xây dựng (IFC4x3 đã bao phủ từ nhà cửa, cầu đường, bến cảng, sân bay…). IFC là tiêu chuẩn mở, độc lập về phần cứng, phần mềm…đã, đang được chấp nhận rộng rải bởi tất cả các bên.

#IDS: IFC đầy đủ bao phủ hầu hết các đối tượng của công trình xây dựng, trong dự án cụ thể, công tác cụ thể chỉ cần trao đổi thông tin với các tập hợp con của IFC đầy đủ (trước đây hay dùng khái niệm MVD). Các nội dung kỹ thuật của trao đổi thông tin qua những tập hợp con như thế, với mỗi hoạt động cụ thể được tiêu chuẩn hóa trong IDS. Một ý quan trọng: IDS cần “đọc” được một cách tự động bởi Computer!

#BCF: Tiêu chuẩn mở dùng trong quá trình phối hợp #BIM giữa các bên, các cá nhân; BCF được tích hợp trong hầu hết các công cụ, nền tảng BIM phổ biến…

#IDM: “Phương pháp và định dạng” trao đổi thông tin giữa các bên; tiêu chuẩn này được cập nhật – bổ xung thường xuyên; đi cùng sự phát triển của thực tế thị trường (luật lệ, sự phát triển của phần mềm…)

#Các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật dễ dàng tìm thấy trong thư viện như: ISO-IFC, tích hợp COBie trong IFC4…

Source: https://technical.buildingsmart.org/standards/

#BIM Kết cấu: Lợi ích từ “Mô hình đầy đủ cốt thép”…

(Minh họa các lựa chọn cắt thép từ BIM Model @LOD350-400)
(Thống kê thép dầm – Toàn công trình, dự án…)
(Mô hình đơn nhất – khoảng 25000m2 sàn; mô hình đầy đủ cốt thép @LOD350-400)
(Cốt thép của toàn bộ Dự án, Công trình có thể được Check-kiểm; Thống kê – tổng hợp; Quản lý…nhanh chóng, nhất quán. Mô hình cốt thép có thể tích hợp thêm các thông tin phục vụ chế tạo tự động, tổ hợp như Rebars_BVBS)

Nếu hệ thống phần cứng, phần mềm đáp ứng được; Model “Full Rebars” có những lợi ích sau để cân nhắc (Với video minh họa, máy tính cá nhân hoàn toàn xử lý mượt ở quy mô x5 – x10 công trình trong video)

– Model “gần gũi” với thực thể công trình, các thống kê – tổng hợp là nhanh chóng, tự động…Hạn chế việc phải đánh giá các cấu kiện có thực sự giống nhau, đếm nhầm số cấu kiện, tầng điển hình…

– Về trực quan, khi review Model thì mỗi cấu kiện sẽ thể hiện “chính nó” => không cần phải rà soát, truy tìm: Thằng này giống thằng nào, chi tiết này đại diện cho những thằng nào…Giá trị khai thác Models sẽ tốt hơn!

– Trong quá trình thiết kế, thi công: việc điều chỉnh 1 vài tầng, 1 số cấu kiện là không hiếm gặp. Một hệ thống Model chi tiết đầy đủ sẽ tự động phát hiện sự khác biệt của tầng, cấu kiện => thông báo, cập nhật, phát sinh bản vẽ chi tiết…

– Việc nhầm lẫn các cấu kiện không thực sự giống nhau có cùng chi tiết điển hình, nhầm lẫn số lượng giống nhau là không hiếm gặp với cách làm chỉ Model chi tiết điển hình…Việc Model chi tiết đầy đủ giải quyết được việc này: việc đánh giá giống nhau về chi tiết, xác định số lượng được thực hiện tự động…

– Thống kê, tổng hợp chi tiết toàn bộ khi cần là nhanh chóng có được; không cần thêm các bước tính trung gian (dễ nhầm lẫn, rủi ro khi Model thay đổi) như là: 1Unit x Số lượng + …

– Các nền tảng khai thác Models BIM Chi tiết (máy cắt thép, nền tảng quản lý BIM) sẽ khó phát huy tính tự động hóa, dễ gặp “rủi ro kỹ thuật” với “Model chi tiết điển hình”, “Bản vẽ chi tiết điển hình” .Phương pháp “chi tiết điển hình” gắn liền với thiết kế 2D, bản vẽ 2D…sẽ không còn phù hợp với quy trình “BIM Models là trung tâm”, từ BIM Models xuất ra bản vẽ, báo cáo, thống kê…

– Tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hành BIM của những nước tiên tiến (như Singapore CorenetX) đều yêu cầu: Tất cả các cấu kiện kết cấu đều phải tích hợp đây đủ các thông tin về thiết kế, chi tiết cấu tạo (số lượng – bố trí cốt thép, liên kết…) => Khi triển khai Model chi tiết, cần triển khai cho tất cả cấu kiện tương tự, cùng loại (tránh “Model chi tiết điển hình”).

– Chi tiết cốt thép (3D Rebars Detail), liên kết thép (Steel Connection) thuộc phạm vi của bộ môn kết cấu; có thể xem xét vấn đề ở quy mô rộng hơn, với các bộ môn khác: Ứng dụng BIM, trọng tâm phát tiển khai thác dữ liệu mô hình thì “Mô hình chi tiết toàn bộ” hay “Mô hình chi tiết điển hình” là phù hợp?

  • Cập nhật, soát xét – bổ xung định kỳ.

Update 12/2023:
Theo các hướng dẫn thực hành từ nền tảng BIM thế hệ mới của Singapore BCA CorenetX; Dubai BIM Guide…
=> Nhấn mạnh Model mỗi cấu kiện cần đảm bảo là đại diện của riêng nó; thông tin, chi tiết cấu kiện cần được tích hợp trực tiếp vào từng cấu kiện trong BIM Models => Đó là cơ sở để các hệ thống check kiểm BIM Models vận hành.

https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x

Note: “Mô hình chi tiết điển hình” là cách thức làm việc lấy bản vẽ làm trung tâm, không mô phỏng sát công trình thực tế, không phù hợp với các hệ thống check kiểm tự động…


—Happy BIMming—

“BIM Kết cấu” – Ứng dụng trong thiết kế…

More: https://strucbimsol.vn/chung-cu-nha-o-xa-hoi/

Overview
Review easy with Trimble Connect
Review easy with Solibri, Naviswork, Cloud(Web, Phone)
Full 3D Rebars Models @LOD350-400
(Minh họa phương án cắt thép, ước tính hao hụt…)
(Design to Construction)

Highrise Structural BIM Model (LOD350-400)

Precast Structural

Revit_Rebars_Model_LOD350

StrucBIM_LOD350_400(1)

StrucBIM_LOD350_400(2)

StrucBIM_LOD350_400(5)

StrucBIM_LOD350_400(3)

StrucBIM_LOD350_400(17)

StrucBIM_LOD350_400(9)

 

StrucBIM_LOD350_400(11)

StrucBIM_LOD350_400(10)

StrucBIM_LOD350_400(12)

StrucBIM_LOD350_400(13)

StrucBIM_LOD350_400(4)

StrucBIM_LOD350_400(6)

StrucBIM_LOD350_400(7)

StrucBIM_LOD350_400(8)

StrucBIM_LOD350_400(8B)

StrucBIM_LOD350_400(14)

StrucBIM_LOD350_400(15)

StrucBIM_LOD350_400(16)

StrucBIM_AutoDrws(5)_Edited

 

StrucBIM_AutoDrws(3)

StrucBIM_AutoDrws(4)

StrucBIM_AutoDrws(6)

StrucBIM_AutoDrws(1)

StrucBIM_AutoDrws(2)


StrucBIM_LOD350_400(18)_UnCut

StrucBIM_LOD350_400(19)


Dự án thực tế #SBS áp dụng #OpenBIM từ Thiết kế cơ sở tới Thiết kế Bản vẽ thi công.
https://strucbimsol.vn/chung-cu-nha-o-xa-hoi/