SBS’notes: Tùy thuộc tính chất, đặc điểm của công trình – dự án, mục đích khai thác dữ liệu…để lựa chọn phiên bản IFC phù hợp.
#IFC2x3 được hỗ trợ rộng rãi nhất, đủ để áp dụng với hầu hết kết cấu – xây dựng dân dụng…
#IFC4 có nâng cấp về kỹ thuật mã hóa – thể hiện hình học, mở rộng các đối tượng như zones, spaces… => thuận lợi cho BIM-FM.
#IFC4x3 mở rộng phạm vi sang hạ tầng, giao thông, cầu đường…mã hóa các công trình theo tuyến, hệ tọa độ thực #GIS…
#IFC5 tiêu chuẩn, kỹ thuật đang được phát triển => khai thác các công nghệ, kỹ thuật hiện đại (cloud, realtime-syns, no-files based…); tích hợp cùng tiêu chuẩn công nghiệp phổ quát #USD…
(Một số lưu ý từ “Hướng dẫn thực hành #BIM” phiên bản 2024 của Singapore – phần “BIM kết cấu”)
1. Mô hình BIM tiếp nhận để xem xét phê duyệt, cấp phép xây dựng cần tuân theo chuẩn IFC-SG (Một phiên bản tùy chỉnh, mở rộng của Singapore từ chuẩn ISO-IFC4…)
2. Các cấu kiện, phần tử mô hình kết cấu cần “tích hợp” đầy đủ thông tin, tham số kết cấu (cấp bê tông, mác thép, tải thiết kế, điều kiện biên, các thông tin về cốt thép phục vụ mô hình BIM chi tiết, kiểu loại thi công – chế tạo…)
3. Tất cả cấu kiện điển hình, thông dụng cần mô hình chi tiết (chi tiết cốt thép, dự ứng lực, liên kết thép…) tại bước “BIM chi tiết”; Một số cấu kiện phức tạp có thể bổ xung – đính kèm “2D Detail” kèm theo cấu kiện mô hình.
4. Các cấu kiện, phần tử kết cấu mô hình cần tuân thủ các quy tắc về sự tương thích của hệ trục tọa độ địa phương phần tử (trái – phải, dưới – trên…); tính chất – vị trí của phần tử trong cấu kiện tổ hợp (nhịp biên, nhịp trong…của dầm liên tục)… => giúp đảm báo tính tương thích, thuận lợi khi liên kết với các nền tảng phân tích kết cấu…
5. Giới hạn 800MB/Block với IFC4 là rất lớn, hoàn toàn có thể thực hiện “Mô hình BIM chi tiết bộ môn” của cả một tổ hợp cao tầng quy mô rất lớn trong chỉ 1 file IFC-SG…
Chỉ dẫn kỹ thuật về mức độ phát triển mô hình thông tin công trình – Bản phác thảo 2024… SBS’s Notes: – Bổ xung, cập nhật các thuyết minh, diễn giải – hướng dẫn áp dụng #LOD trong mối quan hệ với những khái niệm mới, như #LOIN #IDS… – Làm mới, thay thế một số hình ảnh trong các ví dụ minh họa… – Hiệu chỉnh, sửa đổi một số “yêu cầu thực hiện” giữa các mức LOD (100, 200, 300, 350, 400)… – Final words: “Hãy dùng LOD_Spec như một cuốn từ điển”. PDF reup: https://drive.google.com/file/d/1QbDgY-cMaURAD7KsPYkweHHUNqZqF2-M/view
1. Không có cái gọi là “openBIM Workflow” duy nhất, có các quy trình khác nhau phụ thuộc vào các nền tảng sử dụng, quy mô – tính chất dự án, đội ngũ con người cụ thể…
2. “OpenBIM Workflows” – Các quy trình dựa trên nền tảng là các tiêu chuẩn mở được phổ cập rộng dãi, các tiêu chuẩn mức ISO…(như IFC, BCF, IDS…)
3. Một số điểm lưu ý về “OpenBIM Workflows”
– Không có quy trình duy nhất, áp dụng cho tất cả…
– Tùy tính chất, yêu cầu dự án; không phải tất cả các “tiêu chuẩn mở” đều phải áp dụng. Cốt lõi là tính liêu thông, tính mở, giao tiếp – phối hợp thuận lợi giữa các bên, các công cụ áp dụng…