(Sơ lược về công nghệ, kỹ thuật kiểm tra “Mô hình BIM” chuẩn IFC…)









PDF Version here: https://drive.google.com/file/d/1SjujWt6pNf_7jCvcRiOn4cbryvuQnoVe/view?usp=sharing
(Sơ lược về công nghệ, kỹ thuật kiểm tra “Mô hình BIM” chuẩn IFC…)
PDF Version here: https://drive.google.com/file/d/1SjujWt6pNf_7jCvcRiOn4cbryvuQnoVe/view?usp=sharing
SBS just finished this Course…
(“I mastered everything there is to know about the new IFC 5. I dare you to do the same!” – Một khóa online, miễn phí “khám phá” chuẩn kỹ thuật IFC5 => “Tomorrow OpenBIM”)
https://learn.ifcx.dev/products/courses/master-ifc-5-course
SBS’s Study: Kiểm thử các yêu cầu của hệ thống #Singapore#CorenextX với #BIM Models kết cấu chuẩn #IFC-SG…
=> Một số nhận xét, kết luận:
– IFC Models cần tuân chủ các yêu cầu chung về phân lớp, phân loại tường minh theo #IFC4 (ISO-IFC)
– IFC-SG là sự mở rộng, địa phương hóa từ IFC4 lên kèm theo các yêu cầu bổ xung, chi tiết…
– Với Mô hình BIM kết cấu chuẩn IFC-SG cần đáp ứng các yêu cầu chung của IFC4 và các yêu cầu bổ xung của IFC-SG: Các chủ ý thiết kế với từng cấu kiện, khả năng chịu lực (với 1 số loại cấu kiện yêu cầu), định hướng thi công – chế tạo, thông tin về chi tiết cốt thép(chủng loại, bố trí, chi tiết…) đều phải tích hợp vào từng cấu kiện kết cấu!
– Hệ thống CornextX và các tài liệu liên quan là các tham khảo rất tốt về tích hợp thông tin vào #BIM models, quy trình – hoạt động xây dựng với Models là trung tâm…
– “IFC” là tiêu chuẩn kỹ thuật nền tảng của #openBIM; về tổng thể thì #IFC định nghĩa một hệ thống các lớp đối tượng (classes) trong ngành xây dựng (địa lý, dự án, công trình, hạng mục, cột, dầm, sàn, tường, cửa…) và các mối quan hệ giữa các lớp ở mức độ “tổng quát cao” – schema. Việc duy trì, phát triển hệ thống tiêu chuẩn này thực hiện bởi buildingSMART.org.
– Việc triển khai cụ thể “tiêu chuẩn IFC” trong các phần mềm BIM, các CDE…thuộc về các nhà phát triển phần mềm…(bSI cung cấp dịch vụ cấp chứng chỉ, tư vấn triển khai)
– #IFC có thể tồn tại dưới nhiều thù hình khác nhau: OnCloud, APIs, files based (.ifc .ifczip .ifcxml…)
– Để kiểm tra thông tin, nội dung của IFC_Models có thể dùng các công cụ phổ biến như Trimble Connect, Solibri Model checker, Navisworks…
– Các mức độ “tự động” của check-kiểm IFC_Models: Review trực quan bởi chuyên gia (các công cụ đo đếm, truy xuất thông tin…); các tiện ích tự động (như cung cấp bởi hệ thống CorenetX – Singapore dựa trên #MVD quốc gia…); check IFC_Models đáp ứng theo các #IDS thỏa thuận trước giữa các bên…(mức độ tùy biến cao nhất, có thể tới từng hạng mục của dự án cụ thể…)
—–Happy BIMming—–
More about #IDS:
https://www.buildingsmart.org/standards/bsi-standards/information-delivery-specification-ids/
Qua tìm hiểu “hướng dẫn thực hành BIM 2nd Editor” của Sing, công cụ check Models, tham khảo một số thông tin từ các nguồn khác nhau SBS có nhìn nhận sau.
1. openBIM đã là yêu cầu bắt buộc tại Sing, “Mô hình BIM” định dạng IFC-SG (Phiên bản tùy chỉnh từ ISO IFC4 với đặc thù bản địa) là căn cứ chính- trung tâm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép…của quản lý nhà nước- QLNN (qua nền tảng Corenext X).
2. Các thông tin, nội dung “quan tâm” của QLNN được làm rõ trong “Hướng dẫn thực hành” và các xác lập trong các công cụ check tự động (được cấp miễn phí, giúp người dùng có thể tự kiểm tra tính đầy đủ, chuẩn hóa của thông tin trong mô hình…). Với Mô hình BIM kết cấu là các thông số vật lý, thi công – chế tạo…được gắn với từng cấu kiện; Ví dụ: tải thiết kế của cọc, bố trí cốt thép trong dầm, điều kiện liên kết tại nút khung…
3. Mô hình BIM chi tiết (triển khai cốt thép, liên kết nút kết cấu…) phụ thuộc vào nhu cầu, đặc trưng cụ thể của dự án, nhà thầu. Hiện tại “Mô hình BIM chi tiết” chưa phải nội dung “ưu tiên” của QLNN.
4. Liên hệ Việt Nam: Thông lệ thực hành thiết kế truyền thống, với “thói quen” triển khai chi tiết ngay tại bước Thiết kế cơ sở đem đến nhiều rủi ro về “nhiễu thông tin”, “thừa thông tin – thông tin không tin cậy”, áp lực tiến độ để làm những việc “chưa quan trọng”…trong bước lập dự án. Thông lệ, thói quen này tạo lên khó khăn đáng kể trong áp dụng “Thiết kế tích hợp BIM” tại Việt Nam…
More: https://info.corenet.gov.sg/
Theo quy định mới nhất về BIM của Việt Nam (tại ND175-2024) thì mỗi Model BIM thành phần không vượt quá giới hạn 500MB…Quy định này ảnh hưởng thế nào?
Từ trải nghiệm thực tế, thử nghiệm của SBS thì giới hạn 500MB là khá thoải mái để triển khai các “Model BIM chi tiết” LOD350-400 quy mô lớn, xuất bản, lưu trữ với chuẩn #IFC4 (đã có trong yêu cầu tại ND175-2024)…
=> Việc phân tách Models BIM trong tổ chức, triển khai dự án chủ yếu căn cứ theo logic, quy trình của dự án cụ thể…(yếu tố chia Models để đảm bảo giới hạn 500MB chỉ là thứ yếu).
—–Hình ảnh minh họa—–