BIM là gì?
Các định nghĩa chính thống người đọc dễ dàng tìm được từ các tài liệu của các hãng, các tổ chức như Autodesk, Bentley, Trimble, BIMForum…Ở đây, tác giả chỉ muốn diễn giải “BIM” theo câu chữ và các khái niệm gần gũi với những người làm trong lĩnh vực Xây dựng.
- Building (B): Nói về phạm vi đối tượng mà BIM xét đến, theo nghĩa thông thường hiểu là “Các tòa nhà” nhưng cũng có thể hiểu rộng ra các đối tượng có tính chất tương tự như Cầu – đường, Nhà máy…Các nội dung về “tòa nhà” được phát triển rỗng rãi, đầy đủ hơn cả do tính phổ biến và “số lượng lớn” của chúng.
- Information (I): Là một nội dung rất quan trọng; đó là thông tin công trình, thông tin về các bộ phận cấu thành công trình…Nếu chỉ hiểu như thế thì chưa làm bật ý nghĩa của “thông tin”, ở đây Information phải đặt cùng sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin ( Information Technology). BIM nhấn mạnh đến việc sử dụng IT trong cấu trúc, tổ chức, khai thác thông tin trong công trình xây dựng; một trong những điểm nổi bật của IT là tốc độ và sự “tự động hóa” – hạn chế tối đa những “sai sót mang tính con người”. Do đó, đầu tư – áp dụng BIM thì IT là nội dung hết sức quan trọng (hạ tầng công nghệ, nền tảng phần mềm, nền tảng con người…)
- Model/Modeling/Management (3M):
- Model – Mô hình: Những quy định về sản phẩm của BIM, Sản phẩm của BIM ở các giai đoạn khác nhau, các bước khác nhau thường là Model với mức độ phát triển (chi tiết) và lượng thông tin đóng gói trong Mô hình. Có những quy định, đặc tả kỹ thuật về Model ở các bước khác nhau của hoạt động xây dựng, như LODxxx, Table of Elements…
- Modeling – Mô hình hóa: “Modeling” thường được thấy trong các định nghĩa chính thức về BIM, suy diễn rộng ra thì Modeling bao gồm đầy đủ các yếu tố về Model và Management. Modeling nhấn mạnh về quy trình, quá trình, tiến trình (process) của các hoạt động làm ra Mô hình – Thông tin. Các hoạt động xây dựng áp dụng BIM là chủ yếu thông qua Model (Model Based) – khác hoàn toàn với quy trình, hoạt động xây dựng truyền thống dựa trên bản vẽ (Drawing Based), do đó cách thức công tác – phối hợp giữa các bên trong hoạt động xây dựng cần phải thay đổi để phù hợp, áp dụng BIM hiệu quả. Nội dung này thường được coi là thách thức lớn nhất với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang BIM (thay đổi từ “Drawing Based” sang “Model Based”). Nội dung về quy trình phối hợp được thể hiện qua BIM Execcution Plan (BxP, BEP – Kế hoạch triển khai BIM), và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của bộ môn khi chuyển đổi sang “Công cụ nền BIM”.
- Management – Sự quản lý, vận dụng linh hoạt: BIM với ý nghĩa mô hình thông tin kỹ thuật số (IT Based), trong đó thông tin là nhất quán và thể hiện dưới nhiều dạng thù hình khác nhau, cho mục đích khai thác – sử dụng khác nhau. Do vậy, “Management” nhấn mạnh tính logic, cấu trúc tốt của mô hình – thông tin. Dữ liệu (bao gồm cả mô hình) được cấu trúc, tổ chức tốt sẽ thuận lợi cho công tác khai thác, phối hợp; quản lý linh hoạt của con người; Hơn nữa, dữ liệu cấu trúc tốt là yếu tố rất quan trọng cho việc áp dụng các quy trình tự động, các công cụ kiểm tra – truy xuất dữ liệu từ mô hình (IT Based).
- BIM for Sheets: Chỉ việc áp dụng các phần mềm nền tảng BIM vào công tác thiết kế (vẽ) nhưng yếu tố Model – Modeling, Information hầu như không được quan tâm đến. Mà mục đích cơ bản, chủ yếu là “ra bản vẽ” – sản phẩm của quy trình truyền thống. Sản phẩm “Model” hầu như không có giá trị khai thác, sử dụng liên thông giữa các bộ môn; sử dụng chuyển tiếp giữa các bên tham gia hoạt động xây dựng ( Model từ thiết kế hầu như không có giá trị sử dụng với nhà thầu thi công – xây lắp, nhà thầu thường phải Model lại từ đầu từ “bản vẽ” cấp theo hợp đồng). Hoạt động “BIM for Sheets” khá phổ biến ở các khu vực mà các tiêu chuẩn về BIM chưa được ban hành, nhìn nhận về giá trị – lợi ích của BIM (các quy trình dựa trên Model) chưa được đánh giá đúng và có quy định phù hợp.
“BIM for Sheets” không phải là BIM, các mặt cắt tự động phát sinh không phải BIM, các hình vẽ diễn họa 3D, 4D chưa đủ để gọi là BIM…
©Strucbimsol.vn
BIM VN: Road ahead
Đa số mọi người đều đạt được nhận thức, BIM không thuần túy là công nghệ ( do đó BIM không nên trói buộc chặt chẽ vào một hãng phần mềm AEC nào đó). Vì là ngôn ngữ, phương tiện hiện tại, tương lai của hoạt động xây dựng nên “ngôn ngữ giao tiếp chung” là rất cần thiết. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về định dạng file IFC – hiện được coi là chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các nền tảng phần mềm BIM khác nhau ( cả OpenBIM và không Open…)
https://en.wikipedia.org/wiki/Industry_Foundation_Classes
Ở khía cạnh quản lý nhà nước, tôi nghĩ lên tập chung vào sản phẩm đầu ra mà không cần quá tập chung vào công cụ (phần mềm sản xuất ra nó ) – Trước đây là trên bản vẽ giấy; giờ là kèm theo Model với chuẩn dữ liệu giao tiếp chung IFC. IFC cũng là định dạng mở nên thuận tiện cho việc phát triển các công cụ “quản lý nhà nước” dựa trên định dạng này (các định dạng Native của các hãng đều là độc quyền công nghệ).
Chiến lược về BIM của chính phủ Sing và UK là khác nhau: Sing thì tiêu chuẩn là tối thiểu (chủ yếu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước ) và chính phủ sẽ “học hỏi, ghi nhận” từ các nhà thầu chuyên nghiệp; UK thì họ làm kỹ, chi tiết…với tham vọng “định hướng thị trường” xây dựng. Hai cách tiếp cận, chưa thể nói cách nào hay dở cả (Nhận xét trên từ bối cảnh những năm 2016-2017; Hiện tại (2024) chiến lược, cách thức áp dụng BIM của Singapore đã rất khác – được xem là hình mẫu, hàng đầu thế giới)
TỔNG QUAN BIM: LOD
Một khái niệm hay được nhắc đến trong BIM là LOD (LOD1, LOD2,…,LOD100, 200,300…) vậy LOD nên được hiểu và áp dụng như thế nào? Bài viết chia sẻ thu thập và cả kiến thức, đánh giá chủ quan của tác giả.
Thủa ban đầu LOD thường được hiểu theo nghĩa Level of Detail – mức độ chi tiết của Model, song hành theo đó là các khái niệm LOD1,2,3,4…để chỉ mức độ chi tiết của Model.
Hiện tại khái niệm LOD theo nghĩa Level of Detail ít được sử dụng, mà khái niệm LOD được đặt trong ngữ cảnh: Mức độ, giai đoạn phát triển của dự án. Khi này LOD hiểu theo nghĩa Level of Development; cùng với đó là các mức LOD100, 200,300, 400, 500. LOD350 là mức trung gian giữa 300-400, hay được nói đến – vận dụng ở các thị trường, hoạt động xây dựng có nét tương đồng với thị trường Việt Nam.
Có nên sử dụng khái niệm LOD300, 400…cho toàn bộ Model? Về mặt lý thuyết thì có thể nói như thế. Nhưng thực tế, cách hiểu – vận dụng thế dẫn đến tình trạng “vừa thừa- vừa thiếu, vừa nhanh- vừa chậm”. LODxxx chỉ được áp dụng cho các cấu kiện, các nhóm cấu kiện, bộ môn, hạng mục cụ thể mà không nên áp dụng cứng nhắc 1 mức LOD cho toàn công trình. LODxxx áp dụng cho bộ môn, hạng mục…nào cần được làm rõ, tường minh trong BxP . Các dự án có đặc điểm, đặc thù, tiến độ, mục đích xử dụng…không giống nhau, do đó BxP cần bám sát đặc trưng của dự án (không có mẫu chung duy nhất cho tất cả).
Những vấn đề về LODxxx nếu không được làm rõ, cụ thể trong hợp đồng và sau đó là BxP thì sẽ dẫn đến nhưng tranh cãi, đả kích không hồi kết về “chất lượng làm BIM”, “trình độ của các bên”…
LOD bao nhiêu, cho cái gì, tại giai đoạn nào…? Phụ thuộc vào dự án, mục đích sử dụng cụ thể.
TỔNG QUAN BIM: COBie (Construction Operations Building Information Exchange)
Không phải là “phát minh mới” (nó phổ biến trong US Army Eng Corp trước khi BIM trở lên ồn ào như bây giờ ). Tại sao lại COBie? Nó như giải pháp giao thời khi các bên, các nền tảng phần mềm nền BIM còn …”chưa hoàn thiện”. COBie là định dạng “chỉ thông tin, không hình ảnh”, đơn giản nó là File Excel chứa các bảng tổng hợp thông tin về cấu kiện, nội dung…từ Model BIM.
Tại sao lại cần định dạng này? Ở góc nhìn của quản lý tài sản (owner), thông tin nhiều khi chỉ cần là: số lượng, quy cách, chủng loại…Thông tin trực quan về cả công trình nhiều khi….không thực sự cần thiết (Owner vẫn lưu trữ dữ liệu bản vẽ 2D về công trình; kèm “thống kê” COBie).
COBie cũng là định dạng mở (theo cả khía cạnh kỹ thuật lẫn trực quan, mở ra là đọc được – file Excel mà); thông tin được bố trí “có cấu trúc” – dạng bảng, hàng, cột => thuận lợi cho xây dựng các công cụ check tự động (hạn chế việc phải có…người đọc BIM Model).