(SBS) Structural BIM Solutions: Revit – Advance Steel…

(Quy trình này có thể áp dụng từ Concept tới Workshop Drawings, CNC Export…)
Gần đây một số khách hàng quan tâm đến món “Advance Steel”; quy trình Revit – Adv Steel…

=> Refresh lại thông tin cho những người quan tâm. (SBS có nhận những dự án “phù hợp” yêu cầu Advance Steel)

#ISO19650 đủ để triển khai #BIM?

(Chủ đề tạo nhiều tranh luận, khiến nhiều “chuyên gia” lúng túng => #BingAI có câu trả lời ngắn gọn, súc tích, có dẫn chứng trong 10 giây)

SBS’s comment: So sánh với 1 đồ án thiết kế, ISO19650 là “một concept đủ tốt, đủ tổng quát” để nhiều bên chấp nhận, hứng thú áp dụng, triển khai tiếp theo. Nhưng để hiện thực hóa “Concept 19650” cần các phụ lục quốc gia, các tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết…Lúc này cần tham chiếu tới các ISO, các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, như từ buildingSMART.

https://www.buildingsmart.org/

—–Happy BIMming —–

#OpenBIM #IFC: Time to go #IFC4…

– IFC4x3 là sự phát triển tiếp theo từ IFC2x3, bao quát từ nhà cửa tới hạ tầng, cầu đường, bến cảng, sân bay…

– IFC4x3 có đầy đủ các đối tượng phục vụ quản lý vận hành (BIM-FM), phối hợp không gian lớn như Zone, Space, Site, Geo_location… COBie được tích hợp đầy đủ trong IFC4 trở lên.

– IFC4 trở lên thay đổi cách thức mô tả, xử lý đối tượng hình học (hầu hết các đối tượng đều có mô tả toán học; không còn sử dụng mesh…) => Hiệu quả hình ảnh tốt hơn, dung lượng file giảm còn khoảng 20-25% so với IFC2x3.

– IFC4x3 Standards sắp sửa trở thành ISO…

https://ifc43-docs.standards.buildingsmart.org/

– Video minh họa: 10 Models của công trình 20 tầng (tổng khoảng 250000 m2 sàn) với đầy đủ cốt thép 3D có thể “playable” trên 1 smartphone tầm trung…👍

—–Happy OpenBIM—–

OpenBIM: Các tiêu chuẩn nền tảng

#IFC: Là sự chuẩn hóa, mô tả kỹ thuật số các đối tượng trong hoạt động xây dựng (IFC4x3 đã bao phủ từ nhà cửa, cầu đường, bến cảng, sân bay…). IFC là tiêu chuẩn mở, độc lập về phần cứng, phần mềm…đã, đang được chấp nhận rộng rải bởi tất cả các bên.

#IDS: IFC đầy đủ bao phủ hầu hết các đối tượng của công trình xây dựng, trong dự án cụ thể, công tác cụ thể chỉ cần trao đổi thông tin với các tập hợp con của IFC đầy đủ (trước đây hay dùng khái niệm MVD). Các nội dung kỹ thuật của trao đổi thông tin qua những tập hợp con như thế, với mỗi hoạt động cụ thể được tiêu chuẩn hóa trong IDS. Một ý quan trọng: IDS cần “đọc” được một cách tự động bởi Computer!

#BCF: Tiêu chuẩn mở dùng trong quá trình phối hợp #BIM giữa các bên, các cá nhân; BCF được tích hợp trong hầu hết các công cụ, nền tảng BIM phổ biến…

#IDM: “Phương pháp và định dạng” trao đổi thông tin giữa các bên; tiêu chuẩn này được cập nhật – bổ xung thường xuyên; đi cùng sự phát triển của thực tế thị trường (luật lệ, sự phát triển của phần mềm…)

#Các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật dễ dàng tìm thấy trong thư viện như: ISO-IFC, tích hợp COBie trong IFC4…

Source: https://technical.buildingsmart.org/standards/

#SBS: 12 Years BIMming…

(Điểm lại 12 năm học tập, nghiên cứu, áp dụng BIM vào công tác Thiết kế kết cấu công trình)

Just #BIM, no Question: Áp dụng BIM với mọi quy mô, hình thức…

– Mô hình BIM chi tiết @LOD350-400; bản vẽ, thống kê…trực tiếp, đồng bộ từ Mô hình BIM.- Phối hợp, trao đổi thuận lợi với các bên thông qua định dạng mở #OpenBIM #IFC…- Thông tin về thiết kế truy cập thuận lợi, trực quan mọi lúc, mọi nơi…chỉ với smartphone.—–Happy BIMming—–

#BIM: Ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống phân loại, định danh cấu kiện khi áp dụng BIM.

(Structural BIM Models @LOD350-400)

Hầu hết mọi người đều đồng ý, công tác phân lớp – phân loại đối tượng, cấu kiện…khi xây dựng Models là hết sức quan trọng. Phân lớp, phân loại giúp làm rõ logic của Models, thiết kế; thuận lợi trong quản lý Models; áp dụng đúng đơn giá, định mức với các lớp, loại đối tượng khác nhau…

Bài nay tác giả muốn đề cập đến nội dung chuyên sâu, chi tiết hơn (thường xuất hiện tại giai đoạn Thiết kế BVTC, Models phục vụ thi công – chế tạo) đó là: Công tác định danh đối tượng

Định danh, đánh số là việc làm quen thuộc – quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý, triển khai thi công – chế tạo, có thể liệt kê như: Đánh số Block nhà, hạng mục; đánh số hiệu cọc, số hiệu cấu kiện kết cấu (dầm, cột…); số hiệu cốt thép…

Các cấu kiện sau khi phân loại, phân lớp sẽ cần được đánh số định danh; việc này phục vụ công tác quản lý, bản vẽ chi tiết, thi công – chế tạo, lưu trữ lâu dài trong Quản lý – vận hành công trình sau này.

Xét đầy đủ, mỗi cấu kiện trong công trình (dự án) đều là “đơn nhất” – định danh theo GUID; tuy nhiên trong thực tế quản lý, xây dựng hiện hành hầu hết các cấu kiện nếu đảm bảo “sự giống nhau” một số yếu tố cơ bản nhất định có thể được gán cùng một số hiệu. Việc có cùng 1 số hiệu giúp thuận lợi cho: Thiết kế chi tiết, gia công chế tạo hàng loạt, sử dụng thay thế lẫn nhau…
Một số lưu ý khi xem xét các yếu tố giống nhau giữa các cấu kiện: Các cấu kiện kết cấu giống nhau về hình học, vật liệu, chi tiết cốt thép => Có thể có cùng số định danh? 2 cấu kiện đối xứng (như dép trái – dép phải) có thể có cùng số định danh?…Việc đánh giá 2 cấu kiện giống nhau thế nào để có cùng số định danh phụ thuộc vào bộ môn, lĩnh vực cụ thể; và cả chủ ý (đôi khi là sơ ý, sai sót) của người thực hiện Models…

Kết luận: Một hệ thống phân loại, định danh mạnh mẽ, linh hoạt, tính tự động cao là rất cần thiết với các nền tảng #BIM tự động hóa cao, thuận lợi cho Thi công – chế tạo.
———

Áp dụng thực tế:

#BIM: Kiểm tra, đánh giá, soát xét chất lượng BIM Models…

Đây là nội dung sâu rộng, liên quan đến nhiều bộ môn, nhiều bên khác nhau. Ở đây tác giả chỉ điểm qua những nội dung chính, cơ bản (theo quan điểm, nhìn nhận cá nhân).

1. BIM Models cần phản ánh đúng chủ ý thiết kế => Cần được kiểm tra, đánh giá bởi người trực tiếp thiết kế, quản lý – kiểm soát thiết kế.

2. Tùy theo mức độ phát triển của dự án, Models cần được tổ chức, phân loại theo các quy tắc nhất quán. Models phát triển đến giai đoạn phục vụ thi công, chế tạo…cần chia tách; ghép gộp thành các phần tử, cấu kiện phù hợp với thực tế thi công, chế tạo địa phương (Chia Parts, Ghép Assembly, CAST_Units…); Model cần thể hiện sự tường minh, rõ ràng => Thuận lợi cho công tác xác định khối lượng.

3. Khuyến khích áp dụng hệ thống phân loại, đánh số hiệu cấu kiện ở quy mô toàn dự án (công trình) => Đem lại sự thuận lợi, nhất quán trong khai thác quản lý (Ví dụ: 1 số hiệu cấu kiện; cốt thép có thể xuất hiện ở nhiều tầng, khu vực khác nhau; trong các cấu kiện khác nhau…)

4. Các phần mềm tạo dựng BIM Models trong mỗi lĩnh vực, bộ môn đều cung cấp các công cụ, tính năng check kiểm Models nhất định. Công tác check kiểm nội bộ cần được chú trọng trước khi phối hợp bộ môn…

5. Công tác phối hợp, check kiểm giữa các bên, các bộ môn thường được thực hiện với phần mềm thứ 3 và/ hoặc #CDE có tính năng cần thiết…Các nguyên tắc cơ bản của phối hợp, check kiểm các bên thường được nêu trong #BIM BxP.

6. Một số công cụ phục vụ công tác “BIM Models Checking” có thể kể đến: Naviswork, Solibri Model Checker, Trimble Connect…

———

Notes: Bài viết sẽ được soát xét, bổ xung, cập nhật trong tương lai. Rất chào đón các ý kiến trao đổi, thảo luận…