(Chủ đề tạo nhiều tranh luận, khiến nhiều “chuyên gia” lúng túng => #BingAI có câu trả lời ngắn gọn, súc tích, có dẫn chứng trong 10 giây)
SBS’s comment: So sánh với 1 đồ án thiết kế, ISO19650 là “một concept đủ tốt, đủ tổng quát” để nhiều bên chấp nhận, hứng thú áp dụng, triển khai tiếp theo. Nhưng để hiện thực hóa “Concept 19650” cần các phụ lục quốc gia, các tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết…Lúc này cần tham chiếu tới các ISO, các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, như từ buildingSMART.
– IFC4x3 là sự phát triển tiếp theo từ IFC2x3, bao quát từ nhà cửa tới hạ tầng, cầu đường, bến cảng, sân bay…
– IFC4x3 có đầy đủ các đối tượng phục vụ quản lý vận hành (BIM-FM), phối hợp không gian lớn như Zone, Space, Site, Geo_location… COBie được tích hợp đầy đủ trong IFC4 trở lên.
– IFC4 trở lên thay đổi cách thức mô tả, xử lý đối tượng hình học (hầu hết các đối tượng đều có mô tả toán học; không còn sử dụng mesh…) => Hiệu quả hình ảnh tốt hơn, dung lượng file giảm còn khoảng 20-25% so với IFC2x3.
#IFC: Là sự chuẩn hóa, mô tả kỹ thuật số các đối tượng trong hoạt động xây dựng (IFC4x3 đã bao phủ từ nhà cửa, cầu đường, bến cảng, sân bay…). IFC là tiêu chuẩn mở, độc lập về phần cứng, phần mềm…đã, đang được chấp nhận rộng rải bởi tất cả các bên.
#IDS: IFC đầy đủ bao phủ hầu hết các đối tượng của công trình xây dựng, trong dự án cụ thể, công tác cụ thể chỉ cần trao đổi thông tin với các tập hợp con của IFC đầy đủ (trước đây hay dùng khái niệm MVD). Các nội dung kỹ thuật của trao đổi thông tin qua những tập hợp con như thế, với mỗi hoạt động cụ thể được tiêu chuẩn hóa trong IDS. Một ý quan trọng: IDS cần “đọc” được một cách tự động bởi Computer!
#BCF: Tiêu chuẩn mở dùng trong quá trình phối hợp #BIM giữa các bên, các cá nhân; BCF được tích hợp trong hầu hết các công cụ, nền tảng BIM phổ biến…
#IDM: “Phương pháp và định dạng” trao đổi thông tin giữa các bên; tiêu chuẩn này được cập nhật – bổ xung thường xuyên; đi cùng sự phát triển của thực tế thị trường (luật lệ, sự phát triển của phần mềm…)
#Các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật dễ dàng tìm thấy trong thư viện như: ISO-IFC, tích hợp COBie trong IFC4…
– Mô hình BIM chi tiết @LOD350-400; bản vẽ, thống kê…trực tiếp, đồng bộ từ Mô hình BIM.- Phối hợp, trao đổi thuận lợi với các bên thông qua định dạng mở #OpenBIM#IFC…- Thông tin về thiết kế truy cập thuận lợi, trực quan mọi lúc, mọi nơi…chỉ với smartphone.—–Happy BIMming—–
Nếu hệ thống phần cứng, phần mềm đáp ứng được; Model “Full Rebars” có những lợi ích sau để cân nhắc (Với video minh họa, máy tính cá nhân hoàn toàn xử lý mượt ở quy mô x5 – x10 công trình trong video)
– Model “gần gũi” với thực thể công trình, các thống kê – tổng hợp là nhanh chóng, tự động…Hạn chế việc phải đánh giá các cấu kiện có thực sự giống nhau, đếm nhầm số cấu kiện, tầng điển hình…
– Về trực quan, khi review Model thì mỗi cấu kiện sẽ thể hiện “chính nó” => không cần phải rà soát, truy tìm: Thằng này giống thằng nào, chi tiết này đại diện cho những thằng nào…Giá trị khai thác Models sẽ tốt hơn!
– Trong quá trình thiết kế, thi công: việc điều chỉnh 1 vài tầng, 1 số cấu kiện là không hiếm gặp. Một hệ thống Model chi tiết đầy đủ sẽ tự động phát hiện sự khác biệt của tầng, cấu kiện => thông báo, cập nhật, phát sinh bản vẽ chi tiết…
– Việc nhầm lẫn các cấu kiện không thực sự giống nhau có cùng chi tiết điển hình, nhầm lẫn số lượng giống nhau là không hiếm gặp với cách làm chỉ Model chi tiết điển hình…Việc Model chi tiết đầy đủ giải quyết được việc này: việc đánh giá giống nhau về chi tiết, xác định số lượng được thực hiện tự động…
– Thống kê, tổng hợp chi tiết toàn bộ khi cần là nhanh chóng có được; không cần thêm các bước tính trung gian (dễ nhầm lẫn, rủi ro khi Model thay đổi) như là: 1Unit x Số lượng + …
– Các nền tảng khai thác Models BIM Chi tiết (máy cắt thép, nền tảng quản lý BIM) sẽ khó phát huy tính tự động hóa, dễ gặp “rủi ro kỹ thuật” với “Model chi tiết điển hình”, “Bản vẽ chi tiết điển hình” .Phương pháp “chi tiết điển hình” gắn liền với thiết kế 2D, bản vẽ 2D…sẽ không còn phù hợp với quy trình “BIM Models là trung tâm”, từ BIM Models xuất ra bản vẽ, báo cáo, thống kê…
– Tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hành BIM của những nước tiên tiến (như Singapore CorenetX) đều yêu cầu: Tất cả các cấu kiện kết cấu đều phải tích hợp đây đủ các thông tin về thiết kế, chi tiết cấu tạo (số lượng – bố trí cốt thép, liên kết…) => Khi triển khai Model chi tiết, cần triển khai cho tất cả cấu kiện tương tự, cùng loại (tránh “Model chi tiết điển hình”).
– Chi tiết cốt thép (3D Rebars Detail), liên kết thép (Steel Connection) thuộc phạm vi của bộ môn kết cấu; có thể xem xét vấn đề ở quy mô rộng hơn, với các bộ môn khác: Ứng dụng BIM, trọng tâm phát tiển khai thác dữ liệu mô hình thì “Mô hình chi tiết toàn bộ” hay “Mô hình chi tiết điển hình” là phù hợp?
Cập nhật, soát xét – bổ xung định kỳ.
Update 12/2023: Theo các hướng dẫn thực hành từ nền tảng BIM thế hệ mới của Singapore BCA CorenetX; Dubai BIM Guide… => Nhấn mạnh Model mỗi cấu kiện cần đảm bảo là đại diện của riêng nó; thông tin, chi tiết cấu kiện cần được tích hợp trực tiếp vào từng cấu kiện trong BIM Models => Đó là cơ sở để các hệ thống check kiểm BIM Models vận hành.
Note: “Mô hình chi tiết điển hình” là cách thức làm việc lấy bản vẽ làm trung tâm, không mô phỏng sát công trình thực tế, không phù hợp với các hệ thống check kiểm tự động…
Công tác thiết kế, phát triển #BIM Models là các đơn vị chuyên nghiệp => Models, sản phẩm đó có thể được khai thác, sử dụng như thế nào?
Nền tảng khai thác BIM Models: Trimble Connect (Desktop, Cloud -Web, Mobile…), có thể “thử nghiệm” với bản “Basic Free”…
Một số lưu ý về Models “BIM Kết cấu”: Assembly, Cast_Units, Pour_Objects…Why’s @LOD350-400 (https://bimforum.org/LOD/)
Công tác Review hình học, hình khối, đo kiểm kích thước là trực quan, dễ dàng…
Hệ thống phân loại, đặt tên, định danh (số hiệu) là đồng nhất với bản vẽ chi tiết => Dễ dàng truy vấn, kiểm tra trực quan trên Model với cấu kiện có xung đột, cần lưu ý… More: #IFC Tracking… => Chỉnh sửa ### Xóa đi, vẽ lại!
Truy vấn, tổng hợp khối lượng là thuận lợi, tin cậy: Khối lượng 1, nhóm cấu kiện, cả công trình…Lưu ý thông tin về khối lượng ứng với từng giai đoạn thiết kế, phát triển của #BIM Model.
Tóm tắt bài giảng “Revit Structures” trước đây, rất tiếc trước kia không ghi video lên nội dung không được đầy đủ và một số thông tin, nhận xét có thể không còn phù hợp với các cập nhật hiện tại (tài liệu biên soạn năm 2016). Hy vọng tài liệu vẫn có ích nào đó! —Happy BIMming— https://drive.google.com/file/d/161kqB618dvK6ClXdu88lxwLb27ue11Wz/view?usp=sharing