Phần cứng, phần mềm ngày nay hoàn toàn triển khai hiệu quả, tối ưu “Mô hình BIM chi tiết mức độ chế tạo, quy mô rất lớn”





Sau một thời gian xem xét, tìm hiểu; nhận thấy “Quy tắc thực hành #BIM” hiện tại của hàng xóm Singapore có tính thực hành, giá trị tham khảo cao. Hệ thống CorenetX phát triển, cập nhật theo những tiêu chuẩn, xu hướng phổ quát hiện nay, như #OpenBIM #IFC4x, Open Standards…SBS mạn phép thực hiện “Dịch quy tắc thực hành #BIM trên sang tiếng Việt tự động bởi Google”. Việc dịch là hoàn toàn tự động nên xin phép không bàn luận về “chất lượng dịch”…
—–Happy BIMming—–
Link download Bản gốc và Bản dịch Tiếng Việt:
https://drive.google.com/drive/folders/1JhxJDw8VRHAYFmg0WRuQboDHCqv38dPe?usp=sharing
Link thông tin về CorenetX:
https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x
Hiện tại đang phổ biến đồng thời 2 phiên bản “Chỉ dẫn kỹ thuật về mức độ phát triển của Mô hình BIM” – LOD Specification => dẫn đến sự bối rối của không ít người. SBS đưa ra một số lưu ý về 2 version #LOD Spec dưới đây.
1. Phiên bản đầu tiên – “bản gốc” là sản phẩm của https://bimforum.org/ , tổ chức tập hợp các nhà thầu xây dựng tên tuổi của #USA. LOD Spec phát hành với mục đích làm cụ thể, thuận lợi trong thực hành “phác thảo LOD của #AIA“. BIMForum.org cũng đã có thông tin chính thức về sự không liên quan đến tổ chức phát hành “phiên bản LOD Spec thứ 2”.
2. Phiên bản thứ 2: Phát hành muộn hơn, bởi tổ chức “BIMForum Global” – http://bimforum.global/LOD/ và có nhiều nội dung “tham khảo” từ phiên bản 1.
3. Về mặt hình thức, nội dung thì 2 phiên bản là “tương tự nhau”; tuy nhiên cần làm rõ phiên bản cụ thể tham chiếu trong các hợp đồng, công việc có áp dụng, tham khảo LOD Specification.
—–Happy BIMming—–
Trimble là một ông lớn về công nghệ – kỹ thuật của Mỹ, lĩnh vực hoạt động trải rộng từ nông nghiệp, khai mỏ, hạ tầng – xây dựng tới cả bản đồ, vệ tinh…Bài viết này chỉ tập trung giới thiệu mảng AEC (kiến trúc – xây dựng) của hãng.
1. Họ sản phẩm #Tekla: Tekla Structures, Tekla Structural Design, Tekla TEDDS, Tekla PowerFab…
Tekla ban đầu là một hãng của Phần Lan, rất nổi tiếng với những người làm trong mảng kỹ thuật xây dựng với phần mềm xSteel sau phát triển thành “Tekla Structures”. Các phần mềm Structural Design, TEDDS là sản phẩm được Tekla mua lại khoảng 10 năm trước và tích hợp vào “Hệ sinh thái Tekla”.
– Tekla Structures(TS): Cái tên sáng nhất trong hệ sinh thái, là nền tảng “BIM Kết cấu” hàng đầu thế giới hiện nay. TS phù hợp với hầu hết các loại hình kết cấu như Dân dụng – công nghiệp, Hạ tầng – Cầu đường; Dầu khí… TS có thể phát triển các Models #BIM rất lớn, độ chi tiết tới “Model chế tạo, xây dựng” – #Constructible Models…
– Tekla #Structural Design, Tekla #TEDDS là các phần mềm mô hình phân tích – tính toán kết cấu, tạo lập thuyết minh – bảng tính kết cấu…
– Tekla #PowerFab là phần mềm quản lý thông tin chế tạo từ #BIM Model…dùng chủ yếu với chi tiết, quản lý chế tạo – sản xuất kết cấu thép.
2. Trimble #SketchUp: “SketchUp” – Cái tên rất quen thuộc với nhiều Kiến trúc sư; là sản phẩm được Trimble mua lại và phát triển với định hướng phục vụ Thiết kế kiến trúc. SketchUp hiện tại được tích hợp thêm nhiều tính năng đáng chú ý: Tích hợp #BIM, mô phỏng – phân tích năng lượng giai đoạn concept…
3. Trimble #Connect: Là phát triển tiếp theo của Tekla #BIMsight (đã dừng phán triển); là nền tảng #OpenCDE mạnh mẽ, hỗ trợ các chuẩn #IFC mới nhất, các Models quy mô rất lớn – chi tiết cao…
4. Mảng hạ tầng, giao thông Trimble có những cái tên đang chú ý như: #Novapoint, #Quadri…
5. Một số hình ảnh minh họa:
Chuẩn dữ liệu nền tảng của #BIM là #IFC4x3 – với các mở rộng về hạ tầng, cầu đường… đã chính thức đạt mức #ISO
https://www.buildingsmart.org/ifc-4-3-approved-as-a-final-standard/
Như đã biết “BIM Mỹ V4” mới được “xuất bản” dạng “soft launch”- nhiều nội dung đang tiếp tục được hoàn thiện, bổ xung…
Post này gạch đầu dòng một số nội dung chính của V4 theo chủ quan của tác giả:
– NBIMS V4 được xây dựng trên cơ sở xem xét, tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về BIM (Từ ISO, buildingSMART) và các Tài liệu, chỉ dẫn thực hành “bản địa”(AIA, BIMForum LOD Spec…).
– NBIMS V4 tích hợp sâu “đặc sản Mỹ” là #COBie V3 với Chuẩn trao đổi, lưu trữ dữ liệu #BIM phổ quát toàn cầu #buildingSMART ISO #IFC.
– NBIMS V4 có tham khảo ISO19650 nhưng đã được “Mỹ hóa”…(xem hình minh họa).
– NBIMS V4 hiện chia làm 4 modules: Project BIM Requirements (PBR); Project BIM Execution Plan (BEP); BIM Use Definition (BUD); Construction to Operations Building information exchange (COBie)
(Tiếp tục bổ xung, cập nhật)
…..
SBS’s Review:
– BIMForum được khởi xướng, tập hợp bởi các nhà thầu xây dựng tên tuổi USA; có sự liên hệ, hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp như AIA, ACI, AISC…BIMForum giờ là một phần của buildingSMART-USA.
– BIMForum’s LOD Spec là chi tiết, cụ thể “phác thảo LOD Framework” ban đầu của AIA => giúp việc áp dụng thực tế được rõ ràng, tường minh…
– LOD Spec 2023 đánh dấu 10 năm ra đời, bổ xung cập nhật hàng năm của “chỉ dẫn kỹ thuật BIMForum’s LOD” này.
– Phiên bản 2023 bổ xung mức LOD500 căn cứ theo yêu cầu, phản hổi của nhiều bên (LOD500: As actual Models)
– Phiên bản 2023 mở rộng thêm các đối tượng thuộc: Hạ tầng, cảnh quan…ngoài nhà.
– BIMForum’s LOD Spec đại diện cho “cách thực hành BIM kiểu USA”.
– BIMForum’s LOD Spec sẽ tiếp tục là tài liệu, chỉ dẫn kỹ thuật giá trị trong thực hành #BIM. Có thể phát triển song hành, hiệu quả cũng những khái niệm hiện đại như “Level of information need”, Information Delivery Specification (#IDS).
—–Happy BIMming—–
Các phương pháp trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm AEC phổ biến.
1. Giữa các phền mềm trong cùng hệ sinh thái, cùng hãng: Cùng lưu trữ, khai thác định dạng, cấu trúc dữ liệu chung…=>Các bên cần dùng cùng hệ sinh thái.
2. Thông qua các Addin khai thác OpenAPI để kết nối 2 hay nhiều phần mềm AEC khác nhau (có thể khác hãng, hệ sinh thái). => Phụ thuộc Addin của các hãng, bên thứ 3…
3. Thông qua chuẩn công nghiệp chung #ISO – #IFC. Cách này không phải nhanh nhất, dễ nhất nhưng được “bảo hiểm an toàn” từ tổ chức toàn cầu buildingSMART.org, “con đường tiêu chuẩn” – ISO_WAY… => Được yêu cầu trong quy chuẩn #BIM nhiều nước.
4. Từ lâu, mong muốn về một hệ thống, phương thức trao đổi dữ liệu nhanh chóng, thuận lợi giữa các phần mềm AEC luôn thôi thúc cộng đồng kỹ thuật – công nghệ…Dựa trên triết lý “Industry Foundation Classes” – #IFC cộng đồng #AEC & #IT đang phát triển các nền tảng giao tiếp chung giữa các phần mềm AEC phổ biến, trong đó #Speckle là cái tên nổi bật trong năm 2023 (Nền tảng này đã được phát triển từ vài năm trước) => Đây là công cụ trung gian hữu ích giúp phối hợp, chia sẻ giữa các phần mềm AEC với nhau. Lưu ý, đây là dự án cộng đồng – mã nguồn mở nên có thể có những rủi ro về tính bảo mật thông tin, ổn định lâu dài…