– IFC Models cần tuân chủ các yêu cầu chung về phân lớp, phân loại tường minh theo #IFC4 (ISO-IFC)
– IFC-SG là sự mở rộng, địa phương hóa từ IFC4 lên kèm theo các yêu cầu bổ xung, chi tiết…
– Với Mô hình BIM kết cấu chuẩn IFC-SG cần đáp ứng các yêu cầu chung của IFC4 và các yêu cầu bổ xung của IFC-SG: Các chủ ý thiết kế với từng cấu kiện, khả năng chịu lực (với 1 số loại cấu kiện yêu cầu), định hướng thi công – chế tạo, thông tin về chi tiết cốt thép(chủng loại, bố trí, chi tiết…) đều phải tích hợp vào từng cấu kiện kết cấu! – Hệ thống CornextX và các tài liệu liên quan là các tham khảo rất tốt về tích hợp thông tin vào #BIM models, quy trình – hoạt động xây dựng với Models là trung tâm…
– “IFC” là tiêu chuẩn kỹ thuật nền tảng của #openBIM; về tổng thể thì #IFC định nghĩa một hệ thống các lớp đối tượng (classes) trong ngành xây dựng (địa lý, dự án, công trình, hạng mục, cột, dầm, sàn, tường, cửa…) và các mối quan hệ giữa các lớp ở mức độ “tổng quát cao” – schema. Việc duy trì, phát triển hệ thống tiêu chuẩn này thực hiện bởi buildingSMART.org.
– Việc triển khai cụ thể “tiêu chuẩn IFC” trong các phần mềm BIM, các CDE…thuộc về các nhà phát triển phần mềm…(bSI cung cấp dịch vụ cấp chứng chỉ, tư vấn triển khai)
– #IFC có thể tồn tại dưới nhiều thù hình khác nhau: OnCloud, APIs, files based (.ifc .ifczip .ifcxml…)
– Để kiểm tra thông tin, nội dung của IFC_Models có thể dùng các công cụ phổ biến như Trimble Connect, Solibri Model checker, Navisworks…
– Các mức độ “tự động” của check-kiểm IFC_Models: Review trực quan bởi chuyên gia (các công cụ đo đếm, truy xuất thông tin…); các tiện ích tự động (như cung cấp bởi hệ thống CorenetX – Singapore dựa trên #MVD quốc gia…); check IFC_Models đáp ứng theo các #IDS thỏa thuận trước giữa các bên…(mức độ tùy biến cao nhất, có thể tới từng hạng mục của dự án cụ thể…)
Trong quy định mới nhất về #BIM của Việt Nam- “Nghị định 175”, có đề cập đến định dạng mở IFC4.0 vậy “IFC4.0” là gì?
– IFC4.0 là tiêu chuẩn kỹ thuật nền tảng của #openBIM, hiện đã tiêu chuẩn hóa mức #ISO(ISO 16739-1:2013) từ 2013, nâng cấp chính so với tiêu chuẩn tiền nhiệm IFC2x3 (ISO 16739-1:2005) là phương thức mã hóa đối tượng hình học, mở rộng các đối tượng phục vụ quản lý, vận hành (zones, spaces…). Hiện #IFC4 đã được hỗ trợ trong hầu hết phần mềm #BIM phổ biến…
– Nền tảng quản lý nhà nước về xây dựng về #BIM hiện tại của Singapore là CorenetX được xây dựng trên nền tảng #IFC-SG (Phiên bản địa phương của ISO-IFC4)
– Hiện nay, IFC4x3(ISO 16739-1:2024) đã mở rộng sang hạ tầng, cầu đường, bến cảng, sân bay…
– Các công trình thuần túy dân dụng- tòa nhà thì IFC4 vẫn phù hợp; mô hình kết cấu thông dụng vẫn có thể lưu trữ – chuyển giao tốt với IFC2x3…
– Để có Model BIM IFC tốt, đúng chủ ý cần chú trọng việc phân loại, phân lớp, tổ chức…khi mô hình; chú ý các tham số có các tiền tố dạng “ifc” cần được gán tường minh…; áp dụng MVD phù hợp với chủ đích sử dụng IFC xuất ra… – Không nhầm lẫn “IFC4.0” với những phạm trù lớn lao, tổng quát như “công nghệ, công nghiệp 4.0”, “xây dựng 4.0″…
Qua tìm hiểu “hướng dẫn thực hành BIM 2nd Editor” của Sing, công cụ check Models, tham khảo một số thông tin từ các nguồn khác nhau SBS có nhìn nhận sau.
1. openBIM đã là yêu cầu bắt buộc tại Sing, “Mô hình BIM” định dạng IFC-SG (Phiên bản tùy chỉnh từ ISO IFC4 với đặc thù bản địa) là căn cứ chính- trung tâm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép…của quản lý nhà nước- QLNN (qua nền tảng Corenext X).
2. Các thông tin, nội dung “quan tâm” của QLNN được làm rõ trong “Hướng dẫn thực hành” và các xác lập trong các công cụ check tự động (được cấp miễn phí, giúp người dùng có thể tự kiểm tra tính đầy đủ, chuẩn hóa của thông tin trong mô hình…). Với Mô hình BIM kết cấu là các thông số vật lý, thi công – chế tạo…được gắn với từng cấu kiện; Ví dụ: tải thiết kế của cọc, bố trí cốt thép trong dầm, điều kiện liên kết tại nút khung…
3. Mô hình BIM chi tiết (triển khai cốt thép, liên kết nút kết cấu…) phụ thuộc vào nhu cầu, đặc trưng cụ thể của dự án, nhà thầu. Hiện tại “Mô hình BIM chi tiết” chưa phải nội dung “ưu tiên” của QLNN.
4. Liên hệ Việt Nam: Thông lệ thực hành thiết kế truyền thống, với “thói quen” triển khai chi tiết ngay tại bước Thiết kế cơ sở đem đến nhiều rủi ro về “nhiễu thông tin”, “thừa thông tin – thông tin không tin cậy”, áp lực tiến độ để làm những việc “chưa quan trọng”…trong bước lập dự án. Thông lệ, thói quen này tạo lên khó khăn đáng kể trong áp dụng “Thiết kế tích hợp BIM” tại Việt Nam…
Theo quy định mới nhất về BIM của Việt Nam (tại ND175-2024) thì mỗi Model BIM thành phần không vượt quá giới hạn 500MB…Quy định này ảnh hưởng thế nào?
Từ trải nghiệm thực tế, thử nghiệm của SBS thì giới hạn 500MB là khá thoải mái để triển khai các “Model BIM chi tiết” LOD350-400 quy mô lớn, xuất bản, lưu trữ với chuẩn #IFC4 (đã có trong yêu cầu tại ND175-2024)…
=> Việc phân tách Models BIM trong tổ chức, triển khai dự án chủ yếu căn cứ theo logic, quy trình của dự án cụ thể…(yếu tố chia Models để đảm bảo giới hạn 500MB chỉ là thứ yếu).
Các cập nhật gần đây của Trimble Connect tiếp tục nâng cấp hiệu năng ấn tượng, Model hình BIM chi tiết @LOD350-400 với hàng triệu đối tượng cốt thép, bu lông, bản mã, đường hàn…có thể review trên trình duyệt web…
“Cấu kiện kết cấu” – CastUnit/Assembly là một phương pháp, mức độ quản lý các thành phần của “Mô hình BIM”; được định nghĩa trong hệ thống cấu trúc mô hình tiêu chuẩn ISO-IFC và các phần mềm BIM phổ biến. Cấu kiện kết cấu được tạo bởi một hay nhiều Elements/Parts và các chi tiết kết cấu kèm theo (cốt thép, bản mã, cáp…). Một số ví dụ về “Cấu kiện kết cấu” như: 1 cấu kiện dầm liên tục tạo thành từ các đoạn dầm và cốt thép; 1 cấu kiện sàn tạo thành từ các ô sàn (có thể khác chiều dày) và cốt thép, cáp DUL…
Các thành phần cấu thành cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép(CastUnits)
1. Concrete – Bê tông: Chiếm phần lớn khối tích cấu kiện. Cần Mô hình với các tham số kỹ thuật kèm theo (cấp bền – mác, cấp phối…)
2. Reinforcing bar – Cốt thép (Rebars): Chiếm tỉ lệ nhỏ về khối tích nhưng đóng vai trò then chốt với khả năng chịu lực, tính bền vững của cấu kiện, chiếm tỉ trọng lớn trong cấu thành giá cấu kiện…Cần Mô hình với các tham số kỹ thuật kèm theo (Mác thép, chỉ dẫn gia công…)
3. Specialty reinforcements – thành phần gia cường đặc biệt, bổ xung: Cốt liệu gia cường bổ xung, cốt cứng…
4. Prestressing – Dự ứng lực: Các thành phần dự ứng lực với cấu kiện dự ứng lực (ông cáp, neo…); mô hình với các tham số kỹ thuật dự ứng lực kèm theo…
5. Specialty systems – hệ thống chuyên biệt đặt trong bê tông (cảm biến, chuyển vị kế…)
6. Embedments – Thành phần đặt trước: Bản mã, neo liên kết, móc cẩu…
7. Formwork – ván khuôn, copha với cấu kiện cần mô hình ván khuôn, copha(thường là cấu kiện phức tạp, bài toán lập kế hoạch – tối ưu thi công…)
Source: BIMForum_USA/LOD; BIMForum_Global/LOD —– Thêm ví dụ thực tế về CastUnits, Assemblies @LOD350-400 https://strucbimsol.vn/openbim-ifc/
SBS’notes: Tùy thuộc tính chất, đặc điểm của công trình – dự án, mục đích khai thác dữ liệu…để lựa chọn phiên bản IFC phù hợp.
#IFC2x3 được hỗ trợ rộng rãi nhất, đủ để áp dụng với hầu hết kết cấu – xây dựng dân dụng…
#IFC4 có nâng cấp về kỹ thuật mã hóa – thể hiện hình học, mở rộng các đối tượng như zones, spaces… => thuận lợi cho BIM-FM.
#IFC4x3 mở rộng phạm vi sang hạ tầng, giao thông, cầu đường…mã hóa các công trình theo tuyến, hệ tọa độ thực #GIS…
#IFC5 tiêu chuẩn, kỹ thuật đang được phát triển => khai thác các công nghệ, kỹ thuật hiện đại (cloud, realtime-syns, no-files based…); tích hợp cùng tiêu chuẩn công nghiệp phổ quát #USD…