#OpenBIM #Workflows

—–SBS tóm lược —–

1. Không có cái gọi là “openBIM Workflow” duy nhất, có các quy trình khác nhau phụ thuộc vào các nền tảng sử dụng, quy mô – tính chất dự án, đội ngũ con người cụ thể…

2. “OpenBIM Workflows” – Các quy trình dựa trên nền tảng là các tiêu chuẩn mở được phổ cập rộng dãi, các tiêu chuẩn mức ISO…(như IFC, BCF, IDS…)

3. Một số điểm lưu ý về “OpenBIM Workflows”

– Không có quy trình duy nhất, áp dụng cho tất cả…

– Tùy tính chất, yêu cầu dự án; không phải tất cả các “tiêu chuẩn mở” đều phải áp dụng. Cốt lõi là tính liêu thông, tính mở, giao tiếp – phối hợp thuận lợi giữa các bên, các công cụ áp dụng…

#BIM #OpenBIM: 5 Benefits of modelling 3D reinforcement…

(Source as pictures)

—–SBS Lược dịch và bổ xung—–

1. Thống kê – tổng hợp cốt thép là tự động, nhanh chóng, tin cậy – giảm thiểu sai sót thủ công. Cốt thép có thể quản lý linh hoạt quy mô hạng mục, công trình, toàn dự án…=> có thể gia công cắt, uốn thép quy mô, số lượng lớn tại xưởng, tổ hợp thành các Rebars_Cage, Rebars_Aseemblies => vận chuyển tới công trường.

2. Dễ dàng, thuận lợi trong việc minh họa, làm rõ trình tự – biện pháp thi công, lắp dựng cốt thép…(với cấu kiện phức tạp).

3. Review trực quan, check kiểm – hiệu chỉnh thuận lợi về va chạm, xung đột cốt thép…(thường yêu cầu với cấu kiện, vị trí có cốt thép phức tạp, hàm lượng cao, yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ…)

4. Tăng cường “thấu hiểu & chia sẻ” về phạm vi, đặc thù công việc của các bên liên quan (giữa thiết kế với thi công).

5. Quản lý chất lượng được tăng cường, thuận lợi với “Mô hình #BIM chi tiết”…

—–Happy Rebaring—–
Một số ví dụ, công trình SBS đã thực hiện, áp dụng “Thiết kế kết cấu tích hợp #BIM, mô hình chi tiết 3D cốt thép” có thể tham khảo:
https://strucbimsol.vn/sbsopenbim-ifc-models/

#BIM#GIS and Digital Transformation in Vietnam…

Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số ngành xây dựng Việt Nam…
PDF reup:
https://drive.google.com/file/d/10NON01quWn9lkVZO4cGyEYr4QuUwRacb/view?usp=drive_link

#OpenBIM #2024: Global #IFC Mandates…

buildingSMART.org phát hành tài liệu tổng hợp về “Quy định, yêu cầu #IFC trên thế giới”…🤓

1. Tại sao #IFC trở thành tiêu chuẩn phổ quát, nền tảng trong ứng dụng #BIM trên thế giới…
2. #ifc là định dạng lưu trữ an toàn Models #BIM công trình, dễ dàng khai thác – truy vấn, ổn định dài lâu – thuận lợi với #BIM_FM…không bị “khóa” bởi các bản quyền thương mại…Kế hoạch, triển khai #IFC bài bản có thể giúp “tiết kiệm 10-20%” (ref Spain)
3. #IFC đã là bắt buộc, khuyến cáo trong ứng dụng #BIM từ nhiều nơi (USA, EU, Dubai, Japan, China, Singapore…); nhiều nơi đã áp dụng – phát triển #IFC ở mức chuyên sâu, bản địa (China, Singapore…); nhiều quản lý nhà nước đã yêu cầu #IFC trong phê duyệt, cấp phép xây dựng…
4. #IFC đang phát triển, tích hợp cùng các nền tảng khác (#GIS, #OpenUSD…) tiến tới #DigitalTwin…
5. #IFC #OpenStandars đang từng bước xuất hiện trong luật, quy chuẩn xây dựng nhiều nước…
—– Tài liệu này được bổ xung, update định kỳ—–

PDF reup: https://drive.google.com/file/d/100KuSjYaO24we3P4ERdm5zNjndcRXyg-/view

#OpenBIM #IFC: Trimble Connect & Power BI…

  • Có thể kết hợp Power BI để trích xuất, phân tích- tổng hợp, trình bày về #BIM #IFC Models lưu trữ với tài khoản Trimble Connect một cách trực quan, sinh động… => Phù hợp với công tác báo cáo, thuyết trình chuyên nghiệp…
  • “Một Mô hình” => truy cập, khai thác nhiều nơi, nhiều phương thức, nhiều loại thiết bị…

#SBS#OpenBIM#IFC Today…

1. OpenBIM là gì?

– OpenBIM, openBIM, “Open BIM”… là các cách gọi khác nhau, mục đích “nhấn mạnh”: BIM dựa trên các chuẩn mở, hợp tác đa nền tảng…

– BIM dựa trên các tiêu chuẩn toàn cầu (ISO), các tiêu chuẩn phổ quát (bSI’s Standards) có đủ các đặc điểm của OpenBIM.

2. IFC là gì?

IFC Today

IFC ban đầu được tạo ra với mục đích là ngôn ngữ nền tảng, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các hãng phần mềm ngành xây dựng (Autodesk, Bentley, Trimble…). Ngày nay, IFC được hỗ trợ – phát triển bởi hầu hết các các hãng, các phần mềm xây dựng phổ biến. Chuẩn IFC mới nhất (IFC4x3..) đã bao phủ hầu hết các đối tượng ngành xây dựng (Tòa nhà, hạ tầng, giao thông – cầu đường, bến cảng, sân bay…)

– IFC là một tiêu chuẩn kỹ thuật, một “lược đồ, mô hình dữ liệu” được chuẩn hóa mức ISO (ISO16739-1…). Các BIM Models lưu trữ với chuẩn IFC có thể lưu trữ dài lâu, khai thác tin cậy – dễ dàng mà không phụ thuộc vào hãng phần mềm thương mại… Là một chuẩn kỹ thuật mở, chuẩn hóa mức ISO; các bên, các tổ chức có thể xây dựng các công cụ, hệ thống khai thác dữ liệu từ IFC_BIM Models hiệu quả với sự đầu tư nguồn lực không quá lớn…(hiện tại đang có khá nhiều start-up đầu tư theo hướng này, các công cụ nền tảng open-sources, free cũng khá phổ biến…)

– “Lược đồ, mô hình dữ liệu” IFC được cụ thể, triển khai kỹ thuật bởi các hãng phần mềm với các IFC-Engines khác nhau => Hiệu năng, chất lượng khác nhau với từng hãng.

– IFC2x3, IFC4, IFC4x3…là các IFC_Standards – Tiêu chuẩn lược đồ, mô hình dữ liệu. Cách gọi tắt “định dạng files IFC2x3, IFC4…” có thể đem đến những hiểm nhầm nhất định.

– IFC có thể xuất hiện trong nhiều “định dạng files” khác nhau: xml’s based, json’s based, txt’s based, OpenUSD’s based…và cả ”NO files based”.

3. Phối hợp bộ môn, hợp tác các bên dựa trên OpenBIM-IFC

– Các phần mềm của cùng hãng, cùng hệ sinh thái thường phối hợp với nhau thuận lợi và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mỗi hãng thường không sở hữu đầy đủ các phần mềm mạnh nhất, hiệu quả nhất cho tất cả các bộ môn, lĩnh vực…

– Việc sử dụng các phần mềm từ các hãng khác nhau còn xuất phát từ yếu tố lịch sử – địa lý, thói quen, thị trường…Giữa các hãng đã từng xuất hiện các thỏa thuận “hợp tác chiến lược” như Autodesk & Bentley, Autodesk & Trimble…để chia sẻ kỹ thuật (API level) nhằm phối hợp giữa phần mềm của các hãng hiệu quả, thuận lợi hơn…Các hợp tác này có thể thấy qua các addin import/export…

– Các phần mềm của các hãng khác nhau, thậm chí trong cùng một hãng (Nemetschek’s case) phối hợp, trao đổi dữ liệu qua chuẩn dữ liệu chung IFC.

Phối hợp qua OpenBIM-IFC thường không phải phương pháp “nhanh nhất, tiện lợi nhất” nhưng nó đảm bảo “một phương pháp phối hợp được tiêu chuẩn hóa cao – mức ISO mà các phần mềm, các hệ thống có thể giao tiếp được với nhau; không giằng buộc, tránh rủi ro bởi các chính sách cấp phép – bản quyền thương mại, đề phòng rủi ro từ cấm vận kỹ thuật – công nghệ…” Đó là một trong các yếu tố chính để BIM Models trao đổi, lưu trữ, xuất bản với chuẩn IFC được yêu cầu ở nhiều nước (EU, Dubai, Singapore…)

4. Các quy định về OpenBIM-IFC, Open Standards tại một số nước trên thế giới.

Mức độ phổ biến của OpenBIM_IFC Mandate trên thế giới (cập nhật đến 2023)

– Các nước Bắc Âu tiên phong trong áp dụng OpenBIM IFC trong hoạt động xây dựng từ những năm 2007-2008…US, EU, Japan…đều đã có IFC_Mandate.

– Các quy định về phê duyệt, cấp phép xây dựng hiện tại của Dubai dựa trên chuẩn IFC4…

– Hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng của Singapore (BCA) yêu cầu các Mô hình BIM giao nộp các giai đoạn xây dựng cần tuân thủ chuẩn IFC-SG (Phiên bản bản địa, mở rộng từ IFC4 – Một dạng National IFC_MVD). BCA đã yêu cầu Model BIM chuẩn IFC-SG là bắt buộc, là căn cứ chính của quy trình phê duyệt – cấp phép xây dựng…
(https://www1.bca.gov.sg/regula…/building-control/corenet-x)

5. OpenBIM Nextdays – Tham khảo

– BIM xây dựng trên hệ thống các tiêu chuẩn nền tảng mức ISO, dẫn dắt bởi tổ chức toàn cầu https://www.buildingsmart.org/ với thành viên từ khắp nơi trên thế giới (bao gồm các hãng phần mềm AEC hàng đầu Autodesk, Bentley, Trimble…; các tổ chức – hiệp hội xây dựng các nước, từ phát triển đến đang phát triển…)

– Các hãng phần mềm AEC; cộng đồng người dùng; quản lý nhà nước; chủ đầu tư…đa số đạt được đồng thuận về vai trò, ý nghĩa của các tiêu chuẩn kỹ thuật mở Open Standards như bSDD, IFC, IDS…

– Các yêu cầu với phần mềm cụ thể, nền tảng cụ thể sẽ hiếm gặp trong áp dụng BIM; thay vào đó là các chuẩn dữ liệu mở được tiêu chuẩn hóa mức ISO… => Thuận lợi cho phát triển, áp dụng các công cụ check tự động BIM Models (hệ thống check tự động BIM Models chuẩn IFC_SG của Singapore đã đi vào hoạt động…)

– “Ý niệm” Level of information need – LOIN đề cập đến trong ISO19650 có các công cụ, tiêu chuẩn kỹ thuật hỗ trợ để đi vào thực tế hiệu quả (bSI’s IDS Standard và các IDS checker đang phát triển bởi các hãng…)

6. Kinh nghiệm của SBS với OpenBIM-IFC

SBS’s OpenBIM Workflows…

– Phối hợp với KTS, Các bộ môn đang triển khai thiết kế theo quy trình truyền thống (2D Based) để phát triển thiết kế kết cấu theo BIM.

– Phối hợp với KTS đã áp dụng BIM (ArchiCAD, Revit…) qua tiêu chuẩn OpenBIM-IFC…Thiết kế kết cấu với “Models Based” là trung tâm; bản vẽ, thống kê, tổng hợp là trực tiếp – đồng bộ với BIM Models.

– OpenBIM IFC_Models “mức cơ bản” luôn sẵn sàng là một phần của sản phẩm thiết kế bàn giao (bất kể dự án có yêu cầu BIM hay không). Các yêu cầu phát triển BIM chuyên sâu, yêu cầu về Mô hình BIM chi tiết cần thỏa thuận với từng dự án cụ thể…

—–Happy BIMming—–

#BIM#OpenBIM#OpenStandards#IFC#Vietnam in actions…

(Nguồn: “Dự thảo 08/7/2024” – Nghị định: quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Dự kiến thay thế Nghị định 15/2021)

Structural Design with #OpenBIM #IFC…

– Thiết kế kết cấu tích hợp #BIM; Dịch vụ “BIM Kết cấu”…

– Sẵn sàng với các quy trình #OpenBIM#IFC cập nhật…(IFC, IDS, BCF…)

– Kinh nghiệm với phát triển Mô hình BIM kết cấu chi tiết quy mô lớn, phức tạp…(“Full 3D Rebars” @LOD350-400)