#SBS: 12 Years BIMming…

(Điểm lại 12 năm học tập, nghiên cứu, áp dụng BIM vào công tác Thiết kế kết cấu công trình)

Just #BIM, no Question: Áp dụng BIM với mọi quy mô, hình thức…

– Mô hình BIM chi tiết @LOD350-400; bản vẽ, thống kê…trực tiếp, đồng bộ từ Mô hình BIM.- Phối hợp, trao đổi thuận lợi với các bên thông qua định dạng mở #OpenBIM #IFC…- Thông tin về thiết kế truy cập thuận lợi, trực quan mọi lúc, mọi nơi…chỉ với smartphone.—–Happy BIMming—–

#BIM: Ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống phân loại, định danh cấu kiện khi áp dụng BIM.

(Structural BIM Models @LOD350-400)

Hầu hết mọi người đều đồng ý, công tác phân lớp – phân loại đối tượng, cấu kiện…khi xây dựng Models là hết sức quan trọng. Phân lớp, phân loại giúp làm rõ logic của Models, thiết kế; thuận lợi trong quản lý Models; áp dụng đúng đơn giá, định mức với các lớp, loại đối tượng khác nhau…

Bài nay tác giả muốn đề cập đến nội dung chuyên sâu, chi tiết hơn (thường xuất hiện tại giai đoạn Thiết kế BVTC, Models phục vụ thi công – chế tạo) đó là: Công tác định danh đối tượng

Định danh, đánh số là việc làm quen thuộc – quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý, triển khai thi công – chế tạo, có thể liệt kê như: Đánh số Block nhà, hạng mục; đánh số hiệu cọc, số hiệu cấu kiện kết cấu (dầm, cột…); số hiệu cốt thép…

Các cấu kiện sau khi phân loại, phân lớp sẽ cần được đánh số định danh; việc này phục vụ công tác quản lý, bản vẽ chi tiết, thi công – chế tạo, lưu trữ lâu dài trong Quản lý – vận hành công trình sau này.

Xét đầy đủ, mỗi cấu kiện trong công trình (dự án) đều là “đơn nhất” – định danh theo GUID; tuy nhiên trong thực tế quản lý, xây dựng hiện hành hầu hết các cấu kiện nếu đảm bảo “sự giống nhau” một số yếu tố cơ bản nhất định có thể được gán cùng một số hiệu. Việc có cùng 1 số hiệu giúp thuận lợi cho: Thiết kế chi tiết, gia công chế tạo hàng loạt, sử dụng thay thế lẫn nhau…
Một số lưu ý khi xem xét các yếu tố giống nhau giữa các cấu kiện: Các cấu kiện kết cấu giống nhau về hình học, vật liệu, chi tiết cốt thép => Có thể có cùng số định danh? 2 cấu kiện đối xứng (như dép trái – dép phải) có thể có cùng số định danh?…Việc đánh giá 2 cấu kiện giống nhau thế nào để có cùng số định danh phụ thuộc vào bộ môn, lĩnh vực cụ thể; và cả chủ ý (đôi khi là sơ ý, sai sót) của người thực hiện Models…

Kết luận: Một hệ thống phân loại, định danh mạnh mẽ, linh hoạt, tính tự động cao là rất cần thiết với các nền tảng #BIM tự động hóa cao, thuận lợi cho Thi công – chế tạo.
———

Áp dụng thực tế:

#BIM: Kiểm tra, đánh giá, soát xét chất lượng BIM Models…

Đây là nội dung sâu rộng, liên quan đến nhiều bộ môn, nhiều bên khác nhau. Ở đây tác giả chỉ điểm qua những nội dung chính, cơ bản (theo quan điểm, nhìn nhận cá nhân).

1. BIM Models cần phản ánh đúng chủ ý thiết kế => Cần được kiểm tra, đánh giá bởi người trực tiếp thiết kế, quản lý – kiểm soát thiết kế.

2. Tùy theo mức độ phát triển của dự án, Models cần được tổ chức, phân loại theo các quy tắc nhất quán. Models phát triển đến giai đoạn phục vụ thi công, chế tạo…cần chia tách; ghép gộp thành các phần tử, cấu kiện phù hợp với thực tế thi công, chế tạo địa phương (Chia Parts, Ghép Assembly, CAST_Units…); Model cần thể hiện sự tường minh, rõ ràng => Thuận lợi cho công tác xác định khối lượng.

3. Khuyến khích áp dụng hệ thống phân loại, đánh số hiệu cấu kiện ở quy mô toàn dự án (công trình) => Đem lại sự thuận lợi, nhất quán trong khai thác quản lý (Ví dụ: 1 số hiệu cấu kiện; cốt thép có thể xuất hiện ở nhiều tầng, khu vực khác nhau; trong các cấu kiện khác nhau…)

4. Các phần mềm tạo dựng BIM Models trong mỗi lĩnh vực, bộ môn đều cung cấp các công cụ, tính năng check kiểm Models nhất định. Công tác check kiểm nội bộ cần được chú trọng trước khi phối hợp bộ môn…

5. Công tác phối hợp, check kiểm giữa các bên, các bộ môn thường được thực hiện với phần mềm thứ 3 và/ hoặc #CDE có tính năng cần thiết…Các nguyên tắc cơ bản của phối hợp, check kiểm các bên thường được nêu trong #BIM BxP.

6. Một số công cụ phục vụ công tác “BIM Models Checking” có thể kể đến: Naviswork, Solibri Model Checker, Trimble Connect…

———

Notes: Bài viết sẽ được soát xét, bổ xung, cập nhật trong tương lai. Rất chào đón các ý kiến trao đổi, thảo luận…

Có thể “Full 3D Rebars Detail” hơn 200000m2 sàn?

#BIM#Hardwares#3D_Rebars_Detail: A Better VGA will help… 🧐

(“Full 3D Rebars” of 200.000 square meter still “workable” with RTX3070)

Không thể “Full 3D Rebars Detail” quy mô lớn với RVT?

Thử nghiệm với Model chưa Rebars toàn bộ (khoảng 25.000 m2 sàn)

– RVT chưa khai thác tốt các CPU nhiều nhân; các VGA hiện đại => Việc nâng cấp phần cứng (CPU, VGA…) có thể không đem lại hiệu quả mong muốn.

– Với Model quy mô “chưa lớn” như thử nghiệm thì việc áp dụng Full 3D Rebars là không khả thi.

=> Rất cân nhắc với #3D_Rebars_Detail bằng RVT… 🤓

#BIMReview #BIMViewer là gì?

Các hãng phần mềm giải pháp #BIM thường kèm theo các công cụ rút gọn, thường có giá thấp hoặc free để review, khai thác thông tin từ BIM Models; Hiện nay các bên thứ 3 cũng tích cực phát triển các công cụ review BIM Models…Các điểm chung thường có ở các sản phẩm này là:

1. Đa số là miễn phí, hoặc có chi phí thấp – linh hoạt (so với các công cụ có thể trực tiếp tạo dựng BIM Models).

2. Các sản phẩm có trên nhiều nền tảng khác nhau: Desktop Apps, Web-Cloud, Mobile…Nhiều giải pháp đầy đủ tính năng của một #CDE hoàn chỉnh.

3. Các chức năng cơ bản thường có: Review 3D – Combine các Models BIM; Truy vấn thông tin đối tượng; Kiểm tra xung đột – va chạm; Xuất thống kê – tổng hợp…Tính năng khác nhau tùy sản phẩm cụ thể, option trả phí.

4. Định dạng Files tối thiểu hỗ trợ là chuẩn #IFC (Do IFC Standards đã được chuẩn hóa mức ISO, áp dụng rộng rãi…) và các định dạng phổ biến khác như: RVT, SKP, DWG, PDF…

5. Các sản phẩm này thường phù hợp với những đối tượng không trực tiếp tạo dựng BIM Models (không cần trang bị phần cứng, phần mềm chi phí lớn) như: Khách hàng, Cấp quản lý, Điều phối tổng thể…

6. Một số sản phẩm khá phổ biến trên thị trường có thể kể đến như: Trimble Connect, Autodesk A360, Solibri, BIMvision, usBIM.viewer+, Distellar…

#BIM Kết cấu: Lợi ích từ “Mô hình đầy đủ cốt thép”…

(Minh họa các lựa chọn cắt thép từ BIM Model @LOD350-400)
(Thống kê thép dầm – Toàn công trình, dự án…)
(Mô hình đơn nhất – khoảng 25000m2 sàn; mô hình đầy đủ cốt thép @LOD350-400)
(Cốt thép của toàn bộ Dự án, Công trình có thể được Check-kiểm; Thống kê – tổng hợp; Quản lý…nhanh chóng, nhất quán. Mô hình cốt thép có thể tích hợp thêm các thông tin phục vụ chế tạo tự động, tổ hợp như Rebars_BVBS)

Nếu hệ thống phần cứng, phần mềm đáp ứng được; Model “Full Rebars” có những lợi ích sau để cân nhắc (Với video minh họa, máy tính cá nhân hoàn toàn xử lý mượt ở quy mô x5 – x10 công trình trong video)

– Model “gần gũi” với thực thể công trình, các thống kê – tổng hợp là nhanh chóng, tự động…Hạn chế việc phải đánh giá các cấu kiện có thực sự giống nhau, đếm nhầm số cấu kiện, tầng điển hình…

– Về trực quan, khi review Model thì mỗi cấu kiện sẽ thể hiện “chính nó” => không cần phải rà soát, truy tìm: Thằng này giống thằng nào, chi tiết này đại diện cho những thằng nào…Giá trị khai thác Models sẽ tốt hơn!

– Trong quá trình thiết kế, thi công: việc điều chỉnh 1 vài tầng, 1 số cấu kiện là không hiếm gặp. Một hệ thống Model chi tiết đầy đủ sẽ tự động phát hiện sự khác biệt của tầng, cấu kiện => thông báo, cập nhật, phát sinh bản vẽ chi tiết…

– Việc nhầm lẫn các cấu kiện không thực sự giống nhau có cùng chi tiết điển hình, nhầm lẫn số lượng giống nhau là không hiếm gặp với cách làm chỉ Model chi tiết điển hình…Việc Model chi tiết đầy đủ giải quyết được việc này: việc đánh giá giống nhau về chi tiết, xác định số lượng được thực hiện tự động…

– Thống kê, tổng hợp chi tiết toàn bộ khi cần là nhanh chóng có được; không cần thêm các bước tính trung gian (dễ nhầm lẫn, rủi ro khi Model thay đổi) như là: 1Unit x Số lượng + …

– Các nền tảng khai thác Models BIM Chi tiết (máy cắt thép, nền tảng quản lý BIM) sẽ khó phát huy tính tự động hóa, dễ gặp “rủi ro kỹ thuật” với “Model chi tiết điển hình”, “Bản vẽ chi tiết điển hình” .Phương pháp “chi tiết điển hình” gắn liền với thiết kế 2D, bản vẽ 2D…sẽ không còn phù hợp với quy trình “BIM Models là trung tâm”, từ BIM Models xuất ra bản vẽ, báo cáo, thống kê…

– Tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hành BIM của những nước tiên tiến (như Singapore CorenetX) đều yêu cầu: Tất cả các cấu kiện kết cấu đều phải tích hợp đây đủ các thông tin về thiết kế, chi tiết cấu tạo (số lượng – bố trí cốt thép, liên kết…) => Khi triển khai Model chi tiết, cần triển khai cho tất cả cấu kiện tương tự, cùng loại (tránh “Model chi tiết điển hình”).

– Chi tiết cốt thép (3D Rebars Detail), liên kết thép (Steel Connection) thuộc phạm vi của bộ môn kết cấu; có thể xem xét vấn đề ở quy mô rộng hơn, với các bộ môn khác: Ứng dụng BIM, trọng tâm phát tiển khai thác dữ liệu mô hình thì “Mô hình chi tiết toàn bộ” hay “Mô hình chi tiết điển hình” là phù hợp?

  • Cập nhật, soát xét – bổ xung định kỳ.

Update 12/2023:
Theo các hướng dẫn thực hành từ nền tảng BIM thế hệ mới của Singapore BCA CorenetX; Dubai BIM Guide…
=> Nhấn mạnh Model mỗi cấu kiện cần đảm bảo là đại diện của riêng nó; thông tin, chi tiết cấu kiện cần được tích hợp trực tiếp vào từng cấu kiện trong BIM Models => Đó là cơ sở để các hệ thống check kiểm BIM Models vận hành.

https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x

Note: “Mô hình chi tiết điển hình” là cách thức làm việc lấy bản vẽ làm trung tâm, không mô phỏng sát công trình thực tế, không phù hợp với các hệ thống check kiểm tự động…


—Happy BIMming—