#BIM: Kiểm tra, đánh giá, soát xét chất lượng BIM Models…

Đây là nội dung sâu rộng, liên quan đến nhiều bộ môn, nhiều bên khác nhau. Ở đây tác giả chỉ điểm qua những nội dung chính, cơ bản (theo quan điểm, nhìn nhận cá nhân).

1. BIM Models cần phản ánh đúng chủ ý thiết kế => Cần được kiểm tra, đánh giá bởi người trực tiếp thiết kế, quản lý – kiểm soát thiết kế.

2. Tùy theo mức độ phát triển của dự án, Models cần được tổ chức, phân loại theo các quy tắc nhất quán. Models phát triển đến giai đoạn phục vụ thi công, chế tạo…cần chia tách; ghép gộp thành các phần tử, cấu kiện phù hợp với thực tế thi công, chế tạo địa phương (Chia Parts, Ghép Assembly, CAST_Units…); Model cần thể hiện sự tường minh, rõ ràng => Thuận lợi cho công tác xác định khối lượng.

3. Khuyến khích áp dụng hệ thống phân loại, đánh số hiệu cấu kiện ở quy mô toàn dự án (công trình) => Đem lại sự thuận lợi, nhất quán trong khai thác quản lý (Ví dụ: 1 số hiệu cấu kiện; cốt thép có thể xuất hiện ở nhiều tầng, khu vực khác nhau; trong các cấu kiện khác nhau…)

4. Các phần mềm tạo dựng BIM Models trong mỗi lĩnh vực, bộ môn đều cung cấp các công cụ, tính năng check kiểm Models nhất định. Công tác check kiểm nội bộ cần được chú trọng trước khi phối hợp bộ môn…

5. Công tác phối hợp, check kiểm giữa các bên, các bộ môn thường được thực hiện với phần mềm thứ 3 và/ hoặc #CDE có tính năng cần thiết…Các nguyên tắc cơ bản của phối hợp, check kiểm các bên thường được nêu trong #BIM BxP.

6. Một số công cụ phục vụ công tác “BIM Models Checking” có thể kể đến: Naviswork, Solibri Model Checker, Trimble Connect…

———

Notes: Bài viết sẽ được soát xét, bổ xung, cập nhật trong tương lai. Rất chào đón các ý kiến trao đổi, thảo luận…