SBS2024: Thiết kế kết cấu với #BIM tích hợp…

Tools nhà trồng phục vụ phát triển mô hình BIM chi tiết cốt thép…

#Trimble’s #OpenBIM: Sơ lược các phần mềm – giải pháp của Trimble trong mảng xây dựng – hạ tầng…

Trimble là một ông lớn về công nghệ – kỹ thuật của Mỹ, lĩnh vực hoạt động trải rộng từ nông nghiệp, khai mỏ, hạ tầng – xây dựng tới cả bản đồ, vệ tinh…Bài viết này chỉ tập trung giới thiệu mảng AEC (kiến trúc – xây dựng) của hãng.

1. Họ sản phẩm #Tekla: Tekla Structures, Tekla Structural Design, Tekla TEDDS, Tekla PowerFab…

Tekla ban đầu là một hãng của Phần Lan, rất nổi tiếng với những người làm trong mảng kỹ thuật xây dựng với phần mềm xSteel sau phát triển thành “Tekla Structures”. Các phần mềm Structural Design, TEDDS là sản phẩm được Tekla mua lại khoảng 10 năm trước và tích hợp vào “Hệ sinh thái Tekla”.

– Tekla Structures(TS): Cái tên sáng nhất trong hệ sinh thái, là nền tảng “BIM Kết cấu” hàng đầu thế giới hiện nay. TS phù hợp với hầu hết các loại hình kết cấu như Dân dụng – công nghiệp, Hạ tầng – Cầu đường; Dầu khí… TS có thể phát triển các Models #BIM rất lớn, độ chi tiết tới “Model chế tạo, xây dựng” – #Constructible Models…

– Tekla #Structural Design, Tekla #TEDDS là các phần mềm mô hình phân tích – tính toán kết cấu, tạo lập thuyết minh – bảng tính kết cấu…

– Tekla #PowerFab là phần mềm quản lý thông tin chế tạo từ #BIM Model…dùng chủ yếu với chi tiết, quản lý chế tạo – sản xuất kết cấu thép.

2. Trimble #SketchUp: “SketchUp” – Cái tên rất quen thuộc với nhiều Kiến trúc sư; là sản phẩm được Trimble mua lại và phát triển với định hướng phục vụ Thiết kế kiến trúc. SketchUp hiện tại được tích hợp thêm nhiều tính năng đáng chú ý: Tích hợp #BIM, mô phỏng – phân tích năng lượng giai đoạn concept…

3. Trimble #Connect: Là phát triển tiếp theo của Tekla #BIMsight (đã dừng phán triển); là nền tảng #OpenCDE mạnh mẽ, hỗ trợ các chuẩn #IFC mới nhất, các Models quy mô rất lớn – chi tiết cao…

4. Mảng hạ tầng, giao thông Trimble có những cái tên đang chú ý như: #Novapoint, #Quadri

5. Một số hình ảnh minh họa:

#OpenBIM #IFC4x3: ISO16739-2024

Chuẩn dữ liệu nền tảng của #BIM#IFC4x3 – với các mở rộng về hạ tầng, cầu đường… đã chính thức đạt mức #ISO

https://www.buildingsmart.org/ifc-4-3-approved-as-a-final-standard/

(SBS)Tóm lược – rút gọn NBIMS-US™ V4

Như đã biết “BIM Mỹ V4” mới được “xuất bản” dạng “soft launch”- nhiều nội dung đang tiếp tục được hoàn thiện, bổ xung…

Post này gạch đầu dòng một số nội dung chính của V4 theo chủ quan của tác giả:

– NBIMS V4 được xây dựng trên cơ sở xem xét, tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về BIM (Từ ISO, buildingSMART) và các Tài liệu, chỉ dẫn thực hành “bản địa”(AIA, BIMForum LOD Spec…).

– NBIMS V4 tích hợp sâu “đặc sản Mỹ” là #COBie V3 với Chuẩn trao đổi, lưu trữ dữ liệu #BIM phổ quát toàn cầu #buildingSMART ISO #IFC.

– NBIMS V4 có tham khảo ISO19650 nhưng đã được “Mỹ hóa”…(xem hình minh họa).

– NBIMS V4 hiện chia làm 4 modules: Project BIM Requirements (PBR); Project BIM Execution Plan (BEP); BIM Use Definition (BUD); Construction to Operations Building information exchange (COBie)

(Tiếp tục bổ xung, cập nhật)

…..

https://www.nibs.org/nbims

BIMForum: LOD Specification 2023 (Draft)…

SBS’s Review:

– BIMForum được khởi xướng, tập hợp bởi các nhà thầu xây dựng tên tuổi USA; có sự liên hệ, hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp như AIA, ACI, AISC…BIMForum giờ là một phần của buildingSMART-USA.

– BIMForum’s LOD Spec là chi tiết, cụ thể “phác thảo LOD Framework” ban đầu của AIA => giúp việc áp dụng thực tế được rõ ràng, tường minh…

– LOD Spec 2023 đánh dấu 10 năm ra đời, bổ xung cập nhật hàng năm của “chỉ dẫn kỹ thuật BIMForum’s LOD” này.

Phiên bản 2023 bổ xung mức LOD500 căn cứ theo yêu cầu, phản hổi của nhiều bên (LOD500: As actual Models)

– Phiên bản 2023 mở rộng thêm các đối tượng thuộc: Hạ tầng, cảnh quan…ngoài nhà.

– BIMForum’s LOD Spec đại diện cho “cách thực hành BIM kiểu USA”.

– BIMForum’s LOD Spec sẽ tiếp tục là tài liệu, chỉ dẫn kỹ thuật giá trị trong thực hành #BIM. Có thể phát triển song hành, hiệu quả cũng những khái niệm hiện đại như “Level of information need”, Information Delivery Specification (#IDS).

—–Happy BIMming—– 🍻

#OpenBIM: #Speckle – Tech highlight 2023

Các phương pháp trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm AEC phổ biến.

1. Giữa các phền mềm trong cùng hệ sinh thái, cùng hãng: Cùng lưu trữ, khai thác định dạng, cấu trúc dữ liệu chung…=>Các bên cần dùng cùng hệ sinh thái.

2. Thông qua các Addin khai thác OpenAPI để kết nối 2 hay nhiều phần mềm AEC khác nhau (có thể khác hãng, hệ sinh thái). => Phụ thuộc Addin của các hãng, bên thứ 3…

3. Thông qua chuẩn công nghiệp chung #ISO#IFC. Cách này không phải nhanh nhất, dễ nhất nhưng được “bảo hiểm an toàn” từ tổ chức toàn cầu buildingSMART.org, “con đường tiêu chuẩn” – ISO_WAY… => Được yêu cầu trong quy chuẩn #BIM nhiều nước.

4. Từ lâu, mong muốn về một hệ thống, phương thức trao đổi dữ liệu nhanh chóng, thuận lợi giữa các phần mềm AEC luôn thôi thúc cộng đồng kỹ thuật – công nghệ…Dựa trên triết lý “Industry Foundation Classes” – #IFC cộng đồng #AEC & #IT đang phát triển các nền tảng giao tiếp chung giữa các phần mềm AEC phổ biến, trong đó #Speckle là cái tên nổi bật trong năm 2023 (Nền tảng này đã được phát triển từ vài năm trước) => Đây là công cụ trung gian hữu ích giúp phối hợp, chia sẻ giữa các phần mềm AEC với nhau. Lưu ý, đây là dự án cộng đồng – mã nguồn mở nên có thể có những rủi ro về tính bảo mật thông tin, ổn định lâu dài…

https://speckle.systems/

#OpenBIM #CorenetX: BIM Data Representation (IFC-SG) and Modelling Good Practice (Structural).

CorenetX – Code of Practice (COP) là tài liệu mới, có độ chi tiết và tính thực hành cao (374 trang), post này #SBS đề cập đến các chỉ dẫn về Mô hình kết cấu (các dữ liệu mô hình, yêu cầu của Mô hình chi tiết) – mọi người có thể tham khảo.

– COP khuyến cáo BIM Model đơn lưu trữ với chuẩn IFC4 (IFC-SG) không lên vượt quá 800MB => Hoàn toàn có thể phát triển Model đơn nhất rất lớn, LOD cao hay các Model tích hợp nhiều bộ môn mà không vượt quá giới hạn này.

– Các thông số thiết kế về kết cấu (điều kiện biên, mác vật liệu, số lượng cốt thép, khả năng chịu tải – với 1 số loại cấu kiện…) yêu cầu phải tích hợp vào “tất cả các cấu kiện kết cấu” trong Model.

– Yêu cầu về Model: Tất cả các cấu kiện thông thường đều phải thực hiện đầy đủ “Mô hình chi tiết” tại bước cấp phép xây dựng. “Model Full Rebars” là tự nhiên, thông dụng…Một số cấu kiện đặc biệt, phức tạp (mà việc thực hiện Mô hình chi tiết còn khó tại giai đoạn hiện tại) có thể tham chiếu, đính kèm “2D Detail” vào cấu kiện trong Model.

– Một số quy tắc về định hướng cấu kiện, mô hình dầm liên tục (phải tạo thành từ các đoạn: gối – gối…)

– COP bao gồm chỉ dẫn thực hành về mô hình, các tham số cần thiết cho hầu hết các thành phần của các bộ môn Kiến trúc, Kết cấu, MEP… (xem chi tiết trong tài liệu).

– COP dễ dàng download miễn phí tại website của Singapore BCA…

—–Happy BIMming—–

#OpenBIM #IFC4 Today: What’s “single Model” size limit?

Các lưu ý về giới hạn, phân chia các Block BIM Models

Ngày nay, phần cứng – phần mềm, các chuẩn ISO-IFC được yêu cầu rộng rãi trong trao đổi, lưu trữ #BIM Models; các “kinh nghiệm lâu năm” như “mỗi file model không lên vượt quá 200 MB, RAM thì 25xModelSize…” đã trở lên lạc hậu, và hạn hẹp trong một số phần mềm nhất định. Vậy BIM Models nên phân chia thế nào?

1. Model BIM đơn nhất, tích hợp đầy đủ các bộ môn không phải là “điều cấm” nếu việc quản lý – phối hợp; phát triển qua các giai đoạn của dự án đãm bảo thuận lợi…(điều này phụ thuộc vào nền tảng phần mềm BIM áp dụng, môi trường phối hợp của dự án cụ thể…)

2. Thông thường, “Model tổng hợp” được ghép từ 3 “Model lớn”: Kiến trúc + Kết cấu + MEP.

3. Với “BIM Kết cấu”, theo kinh nghiệm của tác giả lên ưu tiên đảm bảo “Model lớn bao gồm từ Móng tới mái” với một số lý do sau:

– Kết cấu công trình thực tế ứng xử như một chỉnh thể toàn diện Móng – Mái. Các mô hình tính kết cấu tổng thể cũng mô phỏng từ Móng – Mái.

– Việc phân chia công việc từ “Model lớn” trong nhóm dự án là các kỹ thuật nội bộ; việc tách thành “Khối đế” + “Khối tháp”… phục vụ phân tách gói thầu là công tác “xuất bản” => việc “chia tách” không lên phá vỡ tính nhất quán của “Model lớn”.

– Như kiểm nghiệm thực tế (và tham khảo khuyến cáo của CorenetX) thì “Single Model” cỡ hơn 400.000m2 sàn lưu trữ với #IFC4 vẫn “mượt mà”. Do vậy, theo tác giả ưu tiên đảm bảo mỗi Model Kết cấu thành phần là một chỉnh thể bao gồm từ “Móng đến Mái”.

#BIM #OpenBIM: Singapore #CorenetX – Code of Practice (1st Editor)…

Hàng xóm Sing mới phát hành “Hướng dẫn thực hành, áp dụng BIM” nền tảng CorenetX tháng 9-2023 với các điểm nổi bật sau.

– Tính bắt buộc của Quản lý nhà nước (BCA – Sing) với chuẩn dữ liệu mở, ISO #IFC.

– Sing đã đã có một số điểu chỉnh, bổ xung từ #IFC4 để có phiên bản #IFC-SG…

– Cung cấp các chỉ dẫn kỹ thuật, thực hành để xuất bản #IFC-SG đúng chuẩn từ các nền tảng #BIM phổ biến (#Revit#ArchiCAD#Tekla…)

– Phát triển, cung cấp một số công cụ (Addin, Web-Apps…) phục vụ quản lý, check kiểm #IFC Models…

– Cung cấp tầm nhìn, lộ trình về “3 cổng check kiểm, Model BIM tích hợp…” của quản lý nhà nước(BCA) trong tương lai.

Notes: Tài liệu là các hướng dẫn từ phía quản lý nhà nước(BCA) về quy trình, thủ tục phê duyệt – cấp phép của nền tảng CorenetX, đây có thể xem là một phần của “áp dụng BIM”. Các “áp dụng BIM khác” như tối ưu, nâng cao năng suất, tự động hóa…không đề cập trong tài liệu này.

—–Happy BIMming—–

https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x

(#SBS #OpenBIM)Thiết kế kết cấu với #BIM tích hợp – Khối lượng chi tiết, trực tiếp từ #IFC Models…

Các #IFC Models được chúng tôi chia sẻ trên nền tảng #OpenCDE mạnh mẽ, linh hoạt, giúp:

– Khách hàng, đối tác review thuận lợi, dễ dàng BIM Models từ trình duyệt web, smartphone…

– Khách hàng, đối tác có thể dễ dàng tự tạo báo cáo, tổng hợp khối lượng linh hoạt theo nhu cầu của mình. Báo cáo, tổng hợp dễ dàng kết xuất sang Excel và lưu trữ cục bộ về máy khách hàng…

—–Happy BIMming—– 🤝