Asia đang tăng tốc, trở thành lá cờ đầu trong ứng dụng – phát triển #OpenBIM…
https://www.buildingsmart.org/international-council-and-chapter-conference-asia-summit-2024
Asia đang tăng tốc, trở thành lá cờ đầu trong ứng dụng – phát triển #OpenBIM…
https://www.buildingsmart.org/international-council-and-chapter-conference-asia-summit-2024
Một bài phân tích chuyên sâu, đa chiều về BIM LOD400 trong hoạt động xây dựng (Thiết kế kế, chế tạo, thi công, vận hành…).
Bài báo đăng trên tạp chí “Thế giới người dùng Autodesk”- AugiWorld tháng 3-2024.
Source:
Sau một thời gian xem xét, tìm hiểu; nhận thấy “Quy tắc thực hành #BIM” hiện tại của hàng xóm Singapore có tính thực hành, giá trị tham khảo cao. Hệ thống CorenetX phát triển, cập nhật theo những tiêu chuẩn, xu hướng phổ quát hiện nay, như #OpenBIM #IFC4x, Open Standards…SBS mạn phép thực hiện “Dịch quy tắc thực hành #BIM trên sang tiếng Việt tự động bởi Google”. Việc dịch là hoàn toàn tự động nên xin phép không bàn luận về “chất lượng dịch”…
—–Happy BIMming—–
Link download Bản gốc và Bản dịch Tiếng Việt:
https://drive.google.com/drive/folders/1JhxJDw8VRHAYFmg0WRuQboDHCqv38dPe?usp=sharing
Link thông tin về CorenetX:
https://www1.bca.gov.sg/regulatory-info/building-control/corenet-x
Hiện tại đang phổ biến đồng thời 2 phiên bản “Chỉ dẫn kỹ thuật về mức độ phát triển của Mô hình BIM” – LOD Specification => dẫn đến sự bối rối của không ít người. SBS đưa ra một số lưu ý về 2 version #LOD Spec dưới đây.
1. Phiên bản đầu tiên – “bản gốc” là sản phẩm của https://bimforum.org/ , tổ chức tập hợp các nhà thầu xây dựng tên tuổi của #USA. LOD Spec phát hành với mục đích làm cụ thể, thuận lợi trong thực hành “phác thảo LOD của #AIA“. BIMForum.org cũng đã có thông tin chính thức về sự không liên quan đến tổ chức phát hành “phiên bản LOD Spec thứ 2”.
2. Phiên bản thứ 2: Phát hành muộn hơn, bởi tổ chức “BIMForum Global” – http://bimforum.global/LOD/ và có nhiều nội dung “tham khảo” từ phiên bản 1.
3. Về mặt hình thức, nội dung thì 2 phiên bản là “tương tự nhau”; tuy nhiên cần làm rõ phiên bản cụ thể tham chiếu trong các hợp đồng, công việc có áp dụng, tham khảo LOD Specification.
—–Happy BIMming—–
Trimble là một ông lớn về công nghệ – kỹ thuật của Mỹ, lĩnh vực hoạt động trải rộng từ nông nghiệp, khai mỏ, hạ tầng – xây dựng tới cả bản đồ, vệ tinh…Bài viết này chỉ tập trung giới thiệu mảng AEC (kiến trúc – xây dựng) của hãng.
1. Họ sản phẩm #Tekla: Tekla Structures, Tekla Structural Design, Tekla TEDDS, Tekla PowerFab…
Tekla ban đầu là một hãng của Phần Lan, rất nổi tiếng với những người làm trong mảng kỹ thuật xây dựng với phần mềm xSteel sau phát triển thành “Tekla Structures”. Các phần mềm Structural Design, TEDDS là sản phẩm được Tekla mua lại khoảng 10 năm trước và tích hợp vào “Hệ sinh thái Tekla”.
– Tekla Structures(TS): Cái tên sáng nhất trong hệ sinh thái, là nền tảng “BIM Kết cấu” hàng đầu thế giới hiện nay. TS phù hợp với hầu hết các loại hình kết cấu như Dân dụng – công nghiệp, Hạ tầng – Cầu đường; Dầu khí… TS có thể phát triển các Models #BIM rất lớn, độ chi tiết tới “Model chế tạo, xây dựng” – #Constructible Models…
– Tekla #Structural Design, Tekla #TEDDS là các phần mềm mô hình phân tích – tính toán kết cấu, tạo lập thuyết minh – bảng tính kết cấu…
– Tekla #PowerFab là phần mềm quản lý thông tin chế tạo từ #BIM Model…dùng chủ yếu với chi tiết, quản lý chế tạo – sản xuất kết cấu thép.
2. Trimble #SketchUp: “SketchUp” – Cái tên rất quen thuộc với nhiều Kiến trúc sư; là sản phẩm được Trimble mua lại và phát triển với định hướng phục vụ Thiết kế kiến trúc. SketchUp hiện tại được tích hợp thêm nhiều tính năng đáng chú ý: Tích hợp #BIM, mô phỏng – phân tích năng lượng giai đoạn concept…
3. Trimble #Connect: Là phát triển tiếp theo của Tekla #BIMsight (đã dừng phán triển); là nền tảng #OpenCDE mạnh mẽ, hỗ trợ các chuẩn #IFC mới nhất, các Models quy mô rất lớn – chi tiết cao…
4. Mảng hạ tầng, giao thông Trimble có những cái tên đang chú ý như: #Novapoint, #Quadri…
5. Một số hình ảnh minh họa: