Hầu hết mọi người đều đồng ý, công tác phân lớp – phân loại đối tượng, cấu kiện…khi xây dựng Models là hết sức quan trọng. Phân lớp, phân loại giúp làm rõ logic của Models, thiết kế; thuận lợi trong quản lý Models; áp dụng đúng đơn giá, định mức với các lớp, loại đối tượng khác nhau…
Bài nay tác giả muốn đề cập đến nội dung chuyên sâu, chi tiết hơn (thường xuất hiện tại giai đoạn Thiết kế BVTC, Models phục vụ thi công – chế tạo) đó là: Công tác định danh đối tượng
Định danh, đánh số là việc làm quen thuộc – quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý, triển khai thi công – chế tạo, có thể liệt kê như: Đánh số Block nhà, hạng mục; đánh số hiệu cọc, số hiệu cấu kiện kết cấu (dầm, cột…); số hiệu cốt thép…
Các cấu kiện sau khi phân loại, phân lớp sẽ cần được đánh số định danh; việc này phục vụ công tác quản lý, bản vẽ chi tiết, thi công – chế tạo, lưu trữ lâu dài trong Quản lý – vận hành công trình sau này.
Xét đầy đủ, mỗi cấu kiện trong công trình (dự án) đều là “đơn nhất” – định danh theo GUID; tuy nhiên trong thực tế quản lý, xây dựng hiện hành hầu hết các cấu kiện nếu đảm bảo “sự giống nhau” một số yếu tố cơ bản nhất định có thể được gán cùng một số hiệu. Việc có cùng 1 số hiệu giúp thuận lợi cho: Thiết kế chi tiết, gia công chế tạo hàng loạt, sử dụng thay thế lẫn nhau…
Một số lưu ý khi xem xét các yếu tố giống nhau giữa các cấu kiện: Các cấu kiện kết cấu giống nhau về hình học, vật liệu, chi tiết cốt thép => Có thể có cùng số định danh? 2 cấu kiện đối xứng (như dép trái – dép phải) có thể có cùng số định danh?…Việc đánh giá 2 cấu kiện giống nhau thế nào để có cùng số định danh phụ thuộc vào bộ môn, lĩnh vực cụ thể; và cả chủ ý (đôi khi là sơ ý, sai sót) của người thực hiện Models…
Kết luận: Một hệ thống phân loại, định danh mạnh mẽ, linh hoạt, tính tự động cao là rất cần thiết với các nền tảng #BIM tự động hóa cao, thuận lợi cho Thi công – chế tạo.
———
Áp dụng thực tế: