Các bên trong hoạt động thiết kế xây dựng (Kiến trúc, Kết cấu, MEP…) có đặc trưng về chuyên môn, giải quyết các vấn đề – nội dụng khác nhau để hoàn thiện thiết kế công trình. Có sự phối hợp qua lại giữa các bên để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cơ bản mỗi bộ môn có sự độc lập và các cơ hội – thách thức khác nhau với mỗi dự án ( không có sự khác biệt lớn về chuyên môn, nhiệm vụ thì không cần phân biệt là “các bên”). BIM với nền tảng là sự phát triển của công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) đem lại cơ hội để “các bên” hiểu, phối hợp với nhau tốt hơn vì mục tiêu chung là “một thiết kế tốt – hiệu quả”. Tuy nhiên các thách thức, cơ hội (cả truyền thống và thách thức sẽ xuất hiện sau này) ứng với đặc thù các bên vẫn còn đó thậm trí còn lớn hơn (công trình ngày càng phức tạp, yêu cầu của khách hàng về hiệu năng – hiệu quả ngày càng cao; sự chuyển đổi lên BIM của các bên cũng có thuận lợi, khó khăn khác nhau – ở đó, các nhận định từ “bên ngoài” thường rất chủ quan). Do đó ngoài việc đạt được sự giao tiếp chung về “BIM” giữa các bên, thì nhiệm vụ – thách thức – cơ hội của các bên là “khác nhau”. Rộng hơn nữa là “nhiều bên” khác nhau của hoạt động xây dựng (nhà thầu, chủ đầu tư, nhà sản xuất…) – thậm trí không chỉ giới hạn trong phạm vi “Building”; họ đều có cơ hội, giá trị lợi ích khác nhau với BIM. Vậy lên cần đạt được cái tối thiểu là những gì chung của các bên về BIM (để thuận cho sự phối hợp), còn lại cần ưu tiên áp dụng BIM để làm tốt nhất lĩnh vực của mình.
…(còn nữa)