(Bài viết là nhìn nhận, phân tích chủ quan của tác giả tập trung chủ yếu trong công tác Thiết kế – Thi công kết cấu xây dựng. Rất mong nhận được các nhận xét, góp ý…Bài viết sẽ được soát xét, chỉnh sửa – bổ xung, cập nhật định kỳ.)

A. Những câu hỏi, chủ đề cần suy xét – cân nhắc :
1. Theo thông lệ, quy tắc truyền thống 2 nội dung: Thiết kế và Thi công là 2 công đoạn tách biệt, thường do các pháp nhân khác nhau thực hiện…Việc này nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp của và minh bạch của hoạt động xây dựng. Tuy nhiên việc phối hợp giữa Thiết kế và Thi công luôn có những khó khăn, thách thức…Một trong các nguyên nhân là Các quy định, vai trò, trách nhiệm truyền thống của mỗi bên.
Ngày nay, khi việc ứng dụng BIM trong Thiết kế, Thi công đang trở lên phổ biến, rộng rãi…Công tác phối hợp giữa các bên càng cần phải xem trọng; các bên cũng cần phải xem lại “vai trò, trách nhiệm truyền thống” để sự phối hợp thêm thuận lợi. Ở đây, tác giả đưa ra một số câu hỏi, đề xuất mở để cùng xem xét – thảo luận:
* Sản phẩm chính của Thiết kế theo truyền thống là các tập bản vẽ thiết kế; Của Thi công là Công trình hiện hữu và “Hồ sơ chất lượng”. Khi áp dụng BIM sâu – rộng, sản phẩm của thiết kế phải là “Mô hình BIM thiết kế tin cậy” (Hồ sơ bản vẽ cần thiết với giai đoạn chuyển giao, khi các quy định pháp lý vẫn yêu cầu…); Sản phẩm của thi công, ngoài Công trình thật (đương nhiên) còn phải là “Mô hình BIM hoàn công” phục vụ giai đoạn quản lý vận hành. “Các yêu cầu gia tăng” này thúc đẩy các bên cần phối hợp chặt chẽ, khai thác – sử dụng chuyển tiếp sản phẩm của nhau tốt hơn (Ví dụ: Thi công sử dụng chuyển tiếp, phát triển hiệu quả Mô hình BIM thiết kế…) => Các quy tắc phối hợp cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung…khi áp dụng BIM như thế nào?
2. Theo thông lê thực hành truyền thống với bộ môn kết cấu (chưa nói tới việc ứng dụng BIM), các “quy định” về nội dung Thiết kế Bản vẽ thi công thực hiện bởi Tư vấn thiết kế theo tác giả là “Vừa thừa, vừa thiếu”. Các “quy định”, “thông lệ” này có yếu tố lịch sử, gắn liền với các yêu cầu về “Dự toán chi tiết” thực hiện ở giai đoạn thiết kế…
=> Khi ứng dụng BIM sâu rộng, cùng với các điều chỉnh về công tác quản lý khối lượng, các quy tắ phối hợp…thì các “quy định, thông lệ” về nội dung Thiết kế BVTC cũng cần xem xét lại để tránh lãng phí công sức và giữ được sự linh hoạt khi triển khai “Shop drawing” của nhà thầu thi công…

3. Một số hình thức phát triển dự án, hợp đồng xây dựng giúp sự phối hợp các bên thêm chặt chẽ, sâu sắc như: Phát triển dự án tích hợp (IDP), Hợp đồng Thiết kế & Thi công (DB)…Khi ứng dụng BIM sẽ cần lưu ý gì?

4. Các công cụ hiện hữu phục vụ áp dụng BIM trong Thiết kế, Thi công, Phối hợp các bên…khả năng tới đâu? (Tính linh hoạt; Quy mô công trình, dự án – mức độ chi tiết, chính xác; Chi phí đầu tư…)

5. Quy trình, nguyên tắc #OpenBIM được áp dụng từ thiết kế?


B. Một số hình ảnh minh họa…

(Minh họa sơ đồ chuyển tiếp đề suất: Thiết kế – Thi công)
(Mô hình chi tiết, đầy đủ => Phù hợp sử dụng trong giai đoạn thi công)
(Phân tích, quản lý cắt thép (Rebars) quy mô toàn công trình, dự án…)
(Thống kê cốt thép quy mô toàn công trình, dự án…Sẵn sàng cho gia công cơ giới, đặt hàng khối lượng lớn)
(Phân tích phương án khối đổ bê tông, thống kê ván khuôn cần thiết…)
(Công tác lập kế hoạch, tiến độ trực tiếp từ BIM Models…)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *